Tăng cường bảo mật và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ qua tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành là một trong những mục tiêu của Trung Quốc...
Theo Giám đốc Tài chính kỹ thuật số tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), để giảm thiểu rủi ro tài chính, Trung Quốc cần cân nhắc ưu và nhược điểm của việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ, bằng cách sử dụng tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). Đến nay, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ trong nước, nhưng một câu hỏi lớn thường được thảo luận là, liệu nó trở nên hữu ích trong vai trò quốc tế hóa, ngoài việc giúp đỡ các nỗ lực tự do hóa thị trường của Trung Quốc và cho phép Ngân hàng Trung ương theo dõi các dòng vốn, hay không?
Mặt khác, đồng tiền số này đang phát triển giúp tăng cường khả năng giám sát của các cơ quan chức năng trong Hệ thống thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, cho phép theo dõi dòng tiền trong thời gian thực một cách hiệu quả. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý phát hiện các rủi ro kinh tế nhanh hơn và triển khai các nỗ lực sớm hơn.
Trong một cuộc thảo luận trực tuyến về các loại CBDC được tổ chức mới đây, ông Huang Yiping, Chuyên gia kinh tế vĩ mô và tài chính quốc tế cho rằng, sẽ có những người đầu cơ và những kẻ xấu cũng có thể sử dụng công nghệ cao để làm mọi thứ rất nhanh. “Tôi có xu hướng tin rằng, công nghệ luôn là con dao hai lưỡi. Mối quan tâm chính là, nếu Trung Quốc không đi đúng hướng, có thể dẫn tới rủi ro tài chính lớn thậm chí là khủng hoảng tài chính”.
Vốn dĩ, lĩnh vực dịch vụ tài chính của Trung Quốc phần lớn vẫn đóng cửa với các nhà đầu tư nước ngoài và dòng tiền xuyên biên giới bị hạn chế bởi các biện pháp kiểm soát vốn hà khắc, nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy ra ngoài trong mỗi cuộc khủng hoảng. Nhưng lộ trình chiến lược được đặt ra trong năm nay, đó là Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, thì điều này có thể sẽ thay đổi.
Đặc biệt, khi Mỹ tăng cường khả năng áp đặt trừng phạt tài chính đối với Trung Quốc, điều quan trọng mà nước này hướng tới hiện nay là bỏ qua đồng đô la Mỹ, bằng cách tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong tài chính, thương mại và đầu tư toàn cầu.
Vị chuyên gia kinh tế vĩ mô cũng nói thêm: “Việc mở cửa thị trường vốn của Trung Quốc và quốc tế hóa tiền tệ sẽ là những mục tiêu chính sách quan trọng cần đạt được. Nhưng vẫn phải rất từ từ, bởi vì Trung Quốc phải đạt được sự cân bằng giữa lợi ích của tài khoản vốn mở với rủi ro đi kèm”.
Được biết, an ninh mạng và phòng chống rửa tiền cũng là những tính năng chính của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, đang dần được triển khai trên toàn quốc ở dạng thử nghiệm, liên quan đến hàng triệu người và hơn 2 tỷ Nhân dân tệ (314 triệu đô la Mỹ) cho đến nay. Tuy nhiên, Chính phủ, ngân hàng và các nền tảng thương mại điện tử cần nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu khách hàng hơn nữa.
Theo Henry Zheng, Chuyên gia về Fintech và đổi mới sáng tạọ tại công ty EY Trung Quốc, thông qua hàng nghìn ngân hàng trong nước và đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, sẽ giúp họ tăng cường khả năng xem xét các hồ sơ kỹ thuật số của hoạt động chuyển tiền, điều này sẽ giúp Ngân hàng Trung ương loại bỏ những yếu kém trong sử dụng tiền mặt.
Zheng lưu ý rằng, lợi ích của việc sử dụng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số là rõ ràng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, một sự đánh đổi để hy sinh quyền riêng tư dữ liệu cá nhân vì lợi ích của an ninh mạng và an ninh quốc gia.
Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh tăng cường “đàn áp” các gã khổng lồ công nghệ, với cáo buộc dữ liệu người dùng bị thu thập bất hợp pháp. Trong đó, Didi Chuxing, dịch vụ gọi xe lớn nhất quốc gia đã bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng trong tháng này vì lý do "an ninh quốc gia", chỉ vài ngày sau khi được IPO để có mặt trên Sàn giao dịch Chứng khoán Mỹ.
Hiện nay, thị trường thanh toán di động của Trung Quốc đang bị chi phối bởi Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, đã tạo ra một hệ sinh thái trực tuyến khổng lồ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm dựa trên ví kỹ thuật số của họ. Về sau, 9 tổ chức được chỉ định do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ủy quyền thiết kế ví riêng của họ, tách tập dữ liệu thành các phần thông tin giao dịch được thu thập bởi từng ví. Tuy nhiên, PBoC sẽ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu, vì đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được sử dụng bởi tất cả các ví kỹ thuật số của các tổ chức.
Benedicte Nolens, người đứng đầu Trung tâm Đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Hồng Kông cho biết, khả năng truy xuất nguồn gốc của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số thông qua ẩn danh có kiểm soát là rất quan trọng đối với các nỗ lực phòng chống rửa tiền của PBoC, vì các giao dịch lớn, đáng ngờ, liên quan đến Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể được truy tìm để ngăn chặn và trừng phạt hành vi phạm tội.
Có thể bạn quan tâm
17:05, 30/06/2021
10:00, 07/06/2021
05:30, 21/04/2021
04:50, 08/05/2021