Nhân phẩm của con người đáng giá 200 nghìn?

Diendandoanhnghiep.vn Mức phạt 200 nghìn đồng cho hành vi quấy rối tình dục đối với đối tượng Đỗ Mạnh Hùng được cho là quá nhẹ, không đủ sức răn đe xã hội.

Nữ sinh bị quấy rối trong thang máy - Ảnh cắt từ clip

Nữ sinh bị quấy rối trong thang máy - Ảnh cắt từ clip

Mới đây, cơ quan Công an quận Thanh Xuân đã tiến hành xử phạt hành chính đối với đối tượng Đỗ Mạnh Hùng (35 tuổi, quê Hải Phòng), người đã sàm sỡ nữ sinh trong thang máy tòa nhà chung cư Golden Palm (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) 200 nghìn đồng.

Những hình ảnh mà camera an ninh ghi lại là bằng chứng khó có thể chối cãi về hành vi sàm sỡ trong thang máy tòa chung cư của gã đàn ông với nữ sinh viên 20 tuổi. Ngay trong đêm xảy ra vụ sàm sỡ, nữ sinh viên đã tới ban quản lý tòa nhà và cơ quan công an sở tại để trình báo, tố cáo sự việc mình bị xâm hại.

Trước vụ nữ sinh viên bị sàm sỡ trong thang máy, cũng diễn ra vụ một thầy giáo ở tỉnh Bắc Giang bị tố cáo sàm sỡ khi có những hành động phạm vào các vùng nhạy cảm của hàng chục nữ sinh lớp 5. Dù không ai chấp nhận hành vi của một người thầy “đụng chạm”, song người này không bị xử lý hình sự do chưa đủ căn cứ để chứng minh tội dâm ô.

Hoặc, chỉ vì bị quấy rối tinh dục bằng lời nói mà bé gái 9 tuổi hoảng sợ, đã có ý định nhảy khỏi xe grab, sau đó là nhiều ngày ám ảnh, sợ sệt. Thế nhưng sau khi thừa nhận sự việc, tài xế này chỉ bị phạt hành chính 200 nghìn đồng – mức phạt chỉ bằng giá 1 cuốc xe. Tương tự như chuyện một cán bộ cấp phòng ở Quảng Trị cũng chỉ bị phạt 200 nghìn khi sàm sỡ đồng nghiệp tại phòng làm việc.

Cũng đắng lòng khi có một phóng viên từng trải lòng chuyện đời, chuyện nghề rằng: “Chuyện nữ phóng viên đi tác nghiệp bị tấn công tình dục là rất dễ xảy ra, không cần xinh, không cần mồi chài…”..v..v.

ActionAid - một tổ chức quốc tế chống đói nghèo làm việc tại hơn 40 quốc gia, sát cánh cùng người nghèo để chấm dứt đói nghèo và bất công. Xin dẫn ra một số liệu từ khảo sát của tổ chức ActionAid trên 2.000 phụ nữ ở 5 thành phố tại Việt Nam cho thấy bức tranh nghiêm trọng hơn nhiều.

Đó là: “Khảo sát cho thấy 87% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị quấy rối tình dục và có tới 89% nam giới và người từng chứng kiến những vụ việc này. Các hành vi quấy rối tình dục thường thấy bao gồm huýt sáo, trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bề ngoài, nhìn chằm chằm vào một bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sờ mó một cách cố ý vào người đối phương. Thêm vào đó, 50% phụ nữ và trẻ em gái khẳng định rằng họ đã từng bị người đàn ông liếc mắt đưa tình”.

Tất nhiên, vẫn có không ít phụ nữ lợi dụng nhan sắc, sự gợi cảm của bản thân để “lấy lòng” sếp, coi đó là phương tiện đến tiến thân, kiếm tiền. Đã có không ít câu chuyện tình – tiền bị  phanh phui trong các công sở, khiến nhiều người “thân bại, danh liệt”, hoặc có sự đổi chác tình –tiền, danh vọng xuất hiện ở nhiều nơi và không còn là chuyện lạ. Những trường hợp này không thể gọi là quấy rối tình dục, vì nó là hành vi có chủ đích, tự nguyện “hiến thân”, nên nó chỉ liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống của mỗi người.

Theo đó, cần phải khách quan, công bằng hơn, bởi trong rất nhiều, xin nhắc lại là rất nhiều trường hợp, phụ nữ cảm thấy xấu hổ và thậm chí bị xã hội kỳ thị nếu họ khai báo các hành vi quấy rối tình dục. Vì suy nghĩ đổ lỗi cho phụ nữ “đã có hành vi sai trái gì đó nên mới bị đàn ông quấy rối tình dục” vẫn còn tồn tại trong xã hội. Điều này lý giải vì sao phần đông phụ nữ và trẻ em gái có tâm lý dễ bỏ qua trong khi một số khác lại sợ tìm đến công an nhờ giúp đỡ.

Bộ Luật Lao động 2012 của Việt Nam quy định cấm quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Đi kèm theo đó là các điều khoản như người lao động là nạn nhân của quấy rối tình dục được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thế nhưng đã 7 năm sau, các quy định liên quan vấn đề này vẫn còn quá chung chung và việc áp dụng luật vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Luật còn thiếu cơ chế khiếu nại và chế tài. Đúng như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề cập rằng: “Khung khổ luật pháp hiện nay thiếu định nghĩa và các chỉ số cụ thể để xác định xem loại hành vi nào tạo thành quấy rối tình dục. Do đó trên thực tế, rất khó ngăn ngừa và xử lý quấy rối tình dục và giải quyết vị phạm”.

Còn đối với những trường hợp đã bị xử phạt hành chính 200 nghìn đồng là căn cứ theo Điểm a, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Tức là, chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Nói thẳng ra, tội dâm ô, quấy rối tình dục… hiện được quy định là phải có hành vi xâm phạm vào cơ quan sinh dục của nạn nhân hay bắt nạn nhân phải có hành vi vào cơ quan sinh dục của thủ phạm. Các chuyên gia pháp luật cho rằng việc quy định rõ như vậy là bất cập và cứng nhắc nên dẫn tới việc khó xử lý các hành vi quấy rối tình dục.

 Chính những trường hợp kể trên nói riêng đã thấy nhiều vụ quấy rối tình dục, sàm sỡ, dâm ô gây đang gây bức xúc, song đều gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh hành vi phạm tội, dù nó để lại hậu quả lớn cho người bị xâm hại nói riêng và xã hội nói chung.

Chẳng lẽ, pháp luật không dám xử lý những kẻ xem thường pháp kỷ, đồi bại về đạo đức? Chỉ 200 nghìn cho kẻ xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, phạt kiểu này xã hội không loạn mới lạ!

Liệu rằng, sau những bất cập này, các nhà chức trách có sửa đổi lại điều luật để tăng cường kỷ cương, đạo đức xã hội?!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhân phẩm của con người đáng giá 200 nghìn? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714495779 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714495779 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10