Nhận thức quyết định trong chuyển đổi số

TUẤN TÚ 17/03/2022 03:00

Chuyển đổi số là cả một quá trình của doanh nghiệp trong đó có cả thay đổi nhận thức của lãnh đạo, người lao động cho đến việc bắt kịp yêu cầu của khách hàng.

Ngành điện là ngành được xem là ngành được quan tâm trong công tác chuyển đổi số những năm gần đây. Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Danh Duyên – TGĐ, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) để hiểu thêm về hành trình chuyển đổi số.

Thay đổi nhận thức là yếu tố quyết định trong chuyển đổi số

Thay đổi nhận thức là yếu tố quyết định trong chuyển đổi số

 - Thưa ông, đâu là những yếu tố nào quyết định làm nên thành công của việc chuyển đổi số của điện lực Hà Nội?

Chuyển đổi số là xu hướng mới trên toàn thế giới, đó là một xu thế bắt buộc nếu doanh nghiệp không tự nghiên cứu, thay đổi thì có thể bị lạc hậu, giảm hiệu quả của việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và không bắt kịp yêu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi số là cả quá trình dài, trong đó yếu tố đầu tiên phải cần làm thay đổi nhận thức, tuy duy người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tại EVNHANOI.

Tiếp đó, tiếp cận bộ hành vi khách hàng, mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với đơn vị phân phối cung cấp sản phẩm đặc thù (điện); Xây dựng hệ sinh thái khách hàng với nguồn dữ liệu đo xa thu thập đầy đủ; Trao quyền cho khách hàng được giám sát dữ liệu tiêu dùng điện. Giảm và hạn chế tiếp xúc trực tiếp khách hàng, tránh các hoạt động tiêu cực, có nhiều kênh và giải pháp trực tuyến phục vụ khách hàng tiến đến thực hiện các tác vụ kinh doanh (như ký hợp đồng mua bán điện mọi lúc mọi nơi).

EVNHANOI đưa vào thử nghiệm hạ tầng đo đếm tiến tiến AMI tại các khu đô thị thông minh, xây dựng kế hoạch phát triển đột phá trong lĩnh vực đo đếm. Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin triển khai theo hướng quy hoạch tổng thể (từ tương tác nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ, cơ sở dữ liệu, an ninh bảo mật, cơ sở hạ tầng…). Xóa bỏ hơn 95% hình thức, thủ tục, lưu trữ giấy.

EVNHANOI đã tập trung thực hiện đột phá một số quy trình như: Xây dựng Trung tâm điều khiển số (số hóa công tác điều độ); Trung tâm giám sát tài sản; Số hóa công tác lựa chọn nhà thầu kết nối với mạng lưới đấu thầu quốc gia…; Web CSKH-App CSKH để tiếp nhận 100% dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4;  Ký hợp đồng với khách hàng bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử; Nhật ký và giám sát công trường thi công ĐTXD tại hiện trường; Triển khai Hệ thống văn phòng số (Digital Office)/ Văn phòng không giấy; Tổ chức các giải pháp đáp ứng làm việc từ xa, làm việc trực tuyến như: Ứng dụng hiện trường duy nhất, các giải pháp xác thực điện tử (OTP, chữ ký điện tử, xác thực khuôn mặt, sinh trắc vân tay…)

Trong đó có một số kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực trọng tâm của EVNHANOI như: Số hóa, khai thác triệt để cơ sở dữ liệu sẵn có: Rút ngắn thời gian thực hiện giữa các tác vụ ngoài hiện trường và văn phòng; Rút ngắn thời gian cấp phiếu, lệnh thao tác, công tác, đóng lệnh; Minh bạch các nguồn số liệu mất điện, sự cố, an toàn thông qua việc truy xuất tự động từ hệ thống SCADA và hệ thống đo xa…

Chuyển đổi số trên toàn bộ các lĩnh vực trọng tâm trong công tác sản xuất kinh doanh cũng đã giảm thiểu được tác động xấu của dịch Covid 19 trong các năm 2020 -2021, thích ứng một cách linh hoạt đảm bảo các kế hoạch hoạt động của đơn vị.

Chuyển đổi số là xu hướng mới và cả là 1 quá trình của doanh nghiệp nếu không làm sẽ tụt hậu so với phần còn lại

Chuyển đổi số là xu hướng mới và cả là 1 quá trình của doanh nghiệp nếu không làm sẽ tụt hậu so với phần còn lại

- Ngành điện là một trong những ngành được ưu tiên trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia. Vậy áp lực, khó khăn, thách thức nào mà điện lực Hà Nội gặp phải trong quá trình chuyển đổi số?

Như chúng ta đã biết, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngành năng lượng là một trong 8 ngành, lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi: Cụ thể, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả. Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.

Là ngành được ưu tiên chuyển đổi số, qua đó EVNHANOI xác định rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn thách thức trong đó phải kể đến: Đầu tiên công nghệ trong chuyển đổi số thay đổi nhanh chóng, dẫn đến việc lựa chọn công nghệ nào phù hợp và hiệu quả nhất là điều rất khó; Là xu thế mới nên tiềm ẩn nhiều rủi ro: các rủi ro về trải nghiệm nền tảng công nghệ, kinh nghiệm triển khai và cả cách tổ chức, xây dựng đội ngũ nhân sự phục vụ triển khai chuyển đổi số.

Một trong những điểm vượt trội của Chuyển đổi số là áp dụng công nghệ CM 4.0 trên cơ sở nền tảng dữ liệu lớn, phân tích AI, Blog Chain, IoT…. nên nguy cơ mất an toàn thông tin là điều dễ nhận thấy; Các giải pháp trang bị phục vụ đảm báo an toàn an ninh thông tin, và đội ngũ nhân sự giỏi là vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống quy trình, chính sách truyền thống và quy trình, chính sách số cũng vấp phải nhiều rào cản.

- Từ những những kết quả đạt được cùng những khó khăn thách thức trên ông có thể đưa ra các giải pháp hóa giải cũng như mục tiêu sắp tới của EVNHANOI là gì, thưa ông?

EVNHANOI, Quyết tâm hoàn thành cơ bản công tác chuyển đổi số năm 2022

Sự cam kết, quyết tâm của lãnh đạo các cấp trong EVNHANOI, năm 2022 cũng như giai đoạn sắp tới sẽ quyết tâm tiếp tục thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và việc triển khai quyết liệt hơn các năm 2020 - 2021.

Điều quan trọng nhất vẫn là thay đổi nhận thức, văn hóa làm việc của CBCNV trong môi trường công nghệ số, tăng cường đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên môn phục vụ công tác chuyển đổi số.

Năm 2022, EVNHANOI về cơ bản thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên cơ sở các nhiệm vụ EVN giao và EVNHANOI chủ động nghiên cứu; Thực hiện toàn bộ các lao động thủ công được số hóa và có dữ liệu doanh nghiệp; Xây dựng cơ sở hạ tầng về Lưới điện thông minh, CNTT nhằm đáp ứng việc quản lý, vận hành hành và trao đổi thông tin đa chiều; Xây dựng hệ thống ứng dụng đảm bảo hiệu suất lao động, giảm thời gian thực hiện, tinh gọn bộ máy triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022

    20:51, 16/03/2022

  • Vượt qua đại dịch - Chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng sản xuất

    Vượt qua đại dịch - Chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng sản xuất

    09:19, 09/03/2022

  • Cần có cẩm nang chuyển đổi số

    Cần có cẩm nang chuyển đổi số

    04:00, 06/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia

    20:00, 02/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhận thức quyết định trong chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO