Nhiều đối tác nước ngoài tìm hiểu sản phẩm may mặc của Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Sau thời gian dài “im ắng”, gần đây số lượng các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước.

>>Dệt may đối mặt với quý II vô cùng khó khăn

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết tại hội thảo "Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu" vừa diễn ra gần đây.

với đặc thù hơn 70% đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may đang rất khát vốn.

Với đặc thù hơn 70% đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may đang rất khát vốn.

Do đó, bà Mai kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022. Năm ngoái chúng ta xuất được hơn 44 tỉ USD, và mục tiêu năm nay là 45-46 tỉ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỉ USD.

“Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu các tháng đầu năm đã giảm mạnh so với năm 2022, nên để cả năm 2023 được tăng trưởng, chúng ta phải nỗ lực rất lớn ở 2 quý cuối năm", bà Mai nhận định.

Vẫn theo bà Mai, để thắng lợi ở nửa cuối năm, ngoài tình hình dịch COVID-19 phải được kiểm soát tốt, ngành dệt may phải đẩy mạnh nhiều giải pháp như chuyển đổi số, sản xuất xanh (nguồn nguyên liệu trong nước, thân thiện môi trường...) để đáp ứng yêu cầu của đối tác, đa dạng thị trường, và chủng loại sản phẩm...

"Mỹ chiếm trên dưới 20% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhưng đang gặp khó khăn nhiều nhất, trong khi các thị trường như khu vực Đông Nam Á, châu Á... ít bị ảnh hưởng hơn.

Hay trong thời điểm dịch COVID-19, quần áo thể thao, mặc ở nhà được đối tác đặt nhiều, thì nay quần áo công sở lại được ưa chuộng. Chúng ta không thể "bỏ hết trứng vào một rổ", phải nỗ lực để sớm đa dạng thị trường, sản phẩm mới có thể tồn tại, phát triển", bà Mai khẳng định.

>>Doanh nghiệp dệt may, da giày “đói” đơn hàng

>>Thúc đẩy chính sách “xanh hóa” cho doanh nghiệp dệt may

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang dần mất lợi thế về nhân công giá rẻ, nên bắt buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng công nghệ số, đầu tư máy móc để phát triển, tiết giảm nhân lực, đặc biệt trong ngành dệt may rất cần sự chuyển dịch này.

VITAS cho biết, với đặc thù hơn 70% đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may đang rất khát vốn. Bởi vốn giúp doanh nghiệp dễ chuyển đổi số, nhờ đó duy trì được sự cạnh tranh về giá, đa dạng về chủng loại... theo yêu cầu đối tác. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn hiện khá khó khăn do lãi suất vẫn khá cao.

Theo VITAS, nếu khó tiếp cận vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn thông qua các tổ chức hỗ trợ tài chính trong ngắn hạn và không cần tài sản thế chấp như Olea... để xoay xở, duy trì sản xuất.

Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam trong quý 1-2023 ước đạt 8,213 tỉ USD, giảm 24,6% so với quý 1-2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may quý 1-2023 đạt 7,1 tỉ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022, do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều đối tác nước ngoài tìm hiểu sản phẩm may mặc của Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714208304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714208304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10