Một gói kích thích kinh tế mới đang là điều mà các doanh nghiệp mong đợi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại.
Đặc biệt, trên cơ sở thực tiễn, Chính phủ đã cân nhắc thêm gói hỗ trợ dài hạn hơn, ở quy mô lớn hơn.
Doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực…
Đại dịch COVID có sức tàn phá chưa từng có đối với nền kinhh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tác động từ đại dịch này có nhiều điểm khác với các cuộc khủng hoảng khác vì: nó xuất phát từ chính sách của các Chính phủ mà buộc phải làm, ví dụ chính sách giãn cách xã hội; Chính sách giải cứu nội tại, chuỗi cung ứng gặp khó khăn ở 2 đầu và trong khi đó hành vi tiêu dùng thay đổi, tâm lý bất an, sợ hãi khiến tiết kiệm chi tiêu và an toàn đặt lên hàng đầu: Các gói giải cứu chưa từng có tiền lệ cùng các quy định cũng chưa từng có tiền lệ được tung ra.
Khi chủ trì cuộc họp hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thủ tướng khẳng định: chúng ta quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, đưa nền kinh tế vượt lên, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội đi liền với phòng thủ dịch bệnh.
Dù đã rất nỗ lực, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME) vẫn khó tránh tác động lớn. Thu nhập của các doanh nghiệp SME theo một thống kê đã giảm khoảng 55% bình quân trong suốt 6 tháng qua, so với thời gian kể từ tháng 12/2019.
Tuy nhiên, mức giảm ngày càng cải thiện tích cực hơn khi tháng 4 giảm thu nhập 70%, tháng 5 chỉ còn 30%. Trừ đi lực lượng cán bộ nhân viên “ăn” lương Nhà nước, 30,8 triệu lao động chịu ảnh hưởng, thất nghiệp, giảm lương và thu nhập / 55 triệu người lao động là con số suy giảm lớn. Ví dụ như ở nhiều quốc gia, nhiều nước, Quốc hội trao quyền cho Chính phủ gần như toàn quyền chủ động, có quốc gia kích hoạt 1 số đạo luật thời chiến như đồng loạt tập trung sản xuất khẩu trang đồ bảo hộ; và không ai có thể đưa ra một dự báo chuẩn xác về lúc chúng ta sẽ quay lại bình thường như trước dịch.
Nỗ lực cắt giảm chi phí, ngủ đông, thay đổi sản phẩm, chuyển đổi số, thay đổi thị trường, tận dụng gói hỗ trợ Nhà nước… tuy nhiên khối SME vẫn không đủ tự sức vượt qua được khủng hoảng. Bên cạnh sự hỗ trợ lớn nhất, hay nhất của Chính phủ kiểm soát dịch, bỏ giãn cách xã hội, trả lại điều kiện quan trọng nhất cho doanh nghiệp được hoạt động bình thường, thị trường có nhu cầu, có sức mua, có sản xuất, thì việc cố gắng đẩy nhanh các gói đã có, bổ sung, hoãn giãn dài ra và phải được hết năm. Hoặc có thể cứu trợ hỗ trợ cho các tập đoàn 1 số lĩnh vực… là hướng đi quan trọng để có lực đẩy, lan tỏa.
Có thể tháng 9 này Việt Nam sẽ có gói kích thích mới kinh tế, tính cho cả năm 2020, với hướng hỗ trợ mạnh mẽ tính đến các xu hướng mới như công nghệ, nông nghiệp công nghiệp.
Gói hỗ trợ này không chỉ liên quan đến hỗ trợ phục hồi trong ngắn hạn mà phải đáp ứng xu hướng mới, do đó sẽ chú trọng các yếu tố liên quan đến sáng tạo, đổi mới, kỹ năng… gắn với những lĩnh vực mới, xu hướng sản xuất kinh doanh.
Để gia tăng hiệu quả của các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là hoãn, giảm hoặc miễn các nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp cần nộp. Nếu cần thiết có thể «bơm» thêm tài chính hoặc cho vay ưu đãi lãi suất kịch sàn để doanh nghiệp thêm nguồn lực duy trì hoạt động. Song song với việc tạo cơ chế để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn hỗ trợ, cũng cần giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật. Bởi ở thời điểm khó khăn như thế này cũng chính lại là lúc tiềm ẩn nhiều nguy cơ trục lợi chính sách.Gói hỗ trợ lần thứ 2 cần tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế, từng bước chuyển khu vực kinh tế dịch vụ đơn thuần sang số hóa. Theo đó, Chính phủ cần có chính sách vĩ mô dài hơi, các gói hỗ trợ cần được đưa ra thực hiện, điều chỉnh đúng lúc và kịp thời vì chính sách được thực hiện muộn không còn tác dụng.
Còn về thời gian gói hỗ trợ quan trọng là liều lượng, cách thức hỗ trợ phù hợp, cơ chế chính sách xác định rõ để thực hiện, nhưng đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng như thời gian qua hỗ trợ đối tượng trúng, đúng, kịp thời nhưng thực hiện lại không được vì cơ chế quá phức tạp.
Bởi còn doanh nghiệp, Việt Nam còn nguyên xi nguồn lực để cầm cự, phục hồi. “Tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại” với một tinh thần thời chiến quyết liệt, khẩn trương trong một thế giới đổi thay là bước đi kế tiếp mà các doanh nghiệp SME cần thực hiện.