Sau khi sụt giảm trong tháng đầu năm nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng đã tăng nhẹ trong tháng 2/2019.
CAR ngân hàng cải thiện…
NHNN Việt Nam vừa công bố một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của các TCTD. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 2/2019, CAR của hệ thống các TCTD đã được cải thiện nhẹ lên 11,80%. Trước đó, CAR của hệ thống đã giảm khá mạnh từ mức 12,14% cuối năm 2018 xuống còn 11,57% trong tháng đầu năm.
Nhìn chung, CAR của tất cả các khối ngân hàng đều cải thiện hơn so với thời điểm cuối tháng 1/2019. Cụ thể, CAR của khối NHTM Nhà nước tăng từ 9,31% lên 9,42%, của khối NHTMCP từ 10,56% lên 10,76%, của khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài tăng từ 23,53% lên 24,67%...
Có được kết quả này một phần nhờ vốn tự có của các nhà băng đều tăng so với thời điểm cuối tháng 1. Trong đó, vốn tự có của khối NHTMCP tăng mạnh nhất khi tăng thêm 2.017 tỷ đồng trong tháng 2 lên 332.024 tỷ đồng. Tuy nhiên so với cuối năm 2018, vốn tự có của khối này vẫn giảm 6.159 tỷ đồng, tương đương giảm 1,82%.
Có thể bạn quan tâm
11:21, 29/04/2019
09:00, 26/04/2019
16:34, 03/03/2017
Vốn tự có của khối NHTM Nhà nước cũng tăng thêm 425 tỷ đồng lên 271.897 tỷ đồng. So với cuối năm 2018, vốn tự có của khối này tăng 3.298 tỷ đồng (tương đương tăng 1,23%). Tương tự, vốn tự có của khối ngân hàng liên doanh nước ngoài cũng tăng lên 164.434 tỷ đồng, tăng 2.801 tỷ đồng so với cuối tháng 1 và tăng 1.570 tỷ đồng so với cuối năm 2018 (tương đương tăng 0,96%).
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến CAR của các nhà băng cải thiện là do tổng tài sản sụt giảm. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 2, tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước chỉ đạt 4.821.906 tỷ đồng, giảm 47.660 tỷ đồng so với cuối tháng 1, và giảm 41.447 tỷ đồng so với cuối năm 2018, (tương đương giảm 0,85%).
Tài sản của khối NHTMCP còn giảm mạnh hơn khi giảm tới 77.845 tỷ đồng trong tháng 2 xuống còn 4.509.031 tỷ đồng. So với cuối năm 2018, tài sản của khối này cũng giảm 45.946 tỷ đồng (tương đương giảm 1,01%).
Tương tự, đến cuối tháng 2, tổng tài sản của khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài đã giảm xuống còn 1.144.010 tỷ đồng, giảm 17.077 tỷ đồng so với cuối tháng 1. Tuy nhiên so với cuối năm 2018, tài sản của khối này vẫn tăng 7.396 tỷ đồng (tương đương tăng 0,65%).
… song còn nhiều bất cập
Theo một chuyên gia ngân hàng, diễn biến trên có một vài điểm rất đáng lưu ý. Thứ nhất, mặc dù đã được cải thiện, song CAR của các nhà băng nội vẫn đang ở mức rất thấp, đặc biệt là khối NHTM có vốn Nhà nước. Với thực tế này, chắc chắn nhiều ngân hàng trong khối quốc doanh sẽ không đáp ứng được yêu cầu CAR là 8% theo chuẩn Basel II.
Thứ hai, đáng lo ngại hơn là chất lượng tài sản của các ngân hàng quốc doanh đang có xu hướng giảm sút. “Mặc dù vốn tự có vẫn tăng trong khi tổng tài sản sụt giảm nhẹ so với cuối năm 2018, nhưng CAR của các ngân hàng quốc doanh vẫn giảm từ 9,52% xuống 9,42% cho thấy mức độ rủi ro của tài sản đang tăng”, vị chuyên gia này cho biết.
Điều này cũng được nhìn thấy ở khối NHTMCP và khối ngân hàng liên doanh nước ngoài, dù mức độ không lớn bằng khối ngân hàng quốc doanh.
Theo vị chuyên gia trên, việc các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, là lĩnh vực có biên lợi nhuận lớn song cũng có mức độ rủi ro lớn hơn, chính là nguyên nhân khiến mức độ rủi ro của tài sản tăng lên, cho dù mức độ sinh lời của tài sản được cải thiện.
Nếu không có gì thay đổi, từ 1/1/2020 các ngân hàng sẽ phải tính toán CAR theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có 7 ngân hàng được NHNN chấp nhận là có thể áp dụng Thông tư 41 trước hạn, bao gồm: Vietcombank, VIB, OCB, MB, TPB, ACB và VPBank. Có nghĩa vẫn còn 28 ngân hàng đang phải chạy đua với thời gian để có thể đáp ứng được chuẩn này và chắc chắn sẽ có nhà băng không thể về đích đúng hạn, bởi việc tuân thủ Basel II không hề đơn giản, trong đó tăng vốn mới chỉ là điều kiện cần.
Thấu hiểu điều đó, tại Dự thảo Thông tư quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (để thay thế cho Thông tư 36/2014/TT-NHNN) vừa được công bố mới đây, NHNN đã để ngỏ cánh cửa lùi thời hạn áp dụng Basel II cho một số trường hợp đặc biệt.
“Đó là việc làm cần thiết trong bối cảnh năng lực tài chính của các TCTD còn mỏng, trình độ quản trị cũng còn nhiều hạn chế như hiên nay. Nếu cứ máy móc áp theo đúng chuẩn Basel II, có thể gây khó cho các nhà băng nhỏ, trong khi áp lực tăng vốn cộng thêm chi phí tuân thủ sẽ đẩy