Nhóm cổ phiếu điện than "hết thời" được ưu ái

Diendandoanhnghiep.vn Nhóm cổ phiếu điện than liệu có còn cơ hội khi triển vọng ngành đang mờ dần bởi những tác động có thể đến từ Dự thảo Quy hoạch Điện VIII (QHD8)?

Cổ phiếu điện than có còn triển vọng khi qui hoạch ngành tiếp tục bị cắt giảm?

Cổ phiếu điện than có còn triển vọng khi qui hoạch ngành tiếp tục bị cắt giảm?

Nhóm cổ phiếu điện than có thời gian làm mưa làm gió trên thị trường ở thời điểm trước dịch. Được đánh giá là nhóm cổ phiếu luôn vận động theo những chu kỳ nhất định, và bánh xe chu kỳ thay đổi luôn tạo nên những cơn địa chấn với cả ngành, nhóm cổ phiếu điện than kéo theo cơ hội cũng như rủi ro với nhà đầu tư.

Nhắc đến ngành than và các cổ phiếu than, các nhà đầu tư kỳ cựu sẽ lập tức nhớ ngay đến NBC, THT, TC6, QTP... Tuy nhiên áp lực giá than suy giảm trên phạm vi toàn cầu, trữ lượng giảm dần và quỹ phúc lợi lớn hàng năm cho lượng nhân công lớn đã khiến cổ phiếu nhóm này mất dần mất đi sức hấp dẫn với nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một nơi rất đặc biệt, nơi cơ hội luôn đến từ những nơi bất ngờ nhất. Chỉ trong những ngày đầu năm 2021, giá than thế giới liên tục tăng trưởng – đạt mức tăng 112% trong vòng 1 năm, và đưa giá than từ vùng đáy của nhiều năm về đỉnh. Trên TTCK toàn cầu, từ Mỹ đến Úc và các quốc gia khu vực châu Á, cổ phiếu điện than đã có sự quay lại ngoạn mục bất chấp những bất ổn vẫn đang diễn ra.

Tuy nhiên, năm 2022 nhóm cổ phiếu này tiếp tục bị nhấn chìm. TC6 - Công ty CP Than Cọc 6 tính đến phiên giao ngày 9/12 chỉ còn 4.800 đồng/cp, rơi gần 80% so với đỉnh, cổ phiếu tiếp tục trong diện kiểm soát khi tình hình kinh doanh tiếp tục bị âm; Cổ phiếu NBC-Công ty  CP Than Núi Béo cũng tiếp tục giảm mạnh còn 7.900 đồng/cp; Cổ phiếu QTP - Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh sau khi đạt đỉnh hiện đang giao dịch còn 13.500 đồng/cp; Cổ phiếu HDN-Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng loanh quanh vùng đáy với thị giá 13.000 đồng/cp dù báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu 3.070 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, lãi trước thuế 42 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần cùng kỳ.

Báo cáo về ngành điện than của VNDirect cho thấy, nhu cầu điện toàn quốc tăng chậm hơn mức dự báo do thời tiết cũng như tình trạng giảm công suất của các ngành công nghiệp thâm hụt điện như sắt, thép. Hiện giá than nhập tăng mạnh do ảnh hưởng đứt gãy chuỗi cung ứng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, gây khó khăn cho các nhà máy than nhập và than trộn trong việc cạnh tranh giá với các nguồn điện khác, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng thủy điện dồi dào và nguồn điện năng lượng tái tạo được bổ sung.

Hiện nay, theo VNDirect, có sự phân hóa rõ rệt theo miền, cụ thể, các nhà máy sử dụng than nội địa tại miền Bắc như QTP, HND, Mông Dương (PGV) đều ghi nhận mức sản lượng tích cực do giá rẻ và gần nguồn than trong khi các nhà máy tại miền Nam như Vũng Áng, Vĩnh Tân ghi nhận sản lượng giảm trong bối cảnh thừa nguồn tại khu vực này.

Trong bối cảnh giá than dự kiến sẽ vẫn tiếp tục neo cao trong năm 2023, sẽ khó có thể tiếp tục sự phục hồi mạnh trong năm 2023, đặc biệt khi các nhà máy mới đi vào hoạt động sử dụng 100% than nhập như Nghi Sơn II, Sông Hậu I. Tuy nhiên, các nhà máy sử dụng than nội địa và than trộn trong 2023-2024 với áp lực giá thấp hơn các nhà máy than nhập.

 

 

Hiện nay công suất điện than đã liên tục bị cắt giảm do những chủ trương quyết liệt từ Chính phủ nhằm chuyển đổi năng lượng xanh mạnh mẽ. Sau khi quyết định sẽ không phát triển thêm điện than sau năm 2030, dự thảo QHD 8 mới nhất tiếp tục đưa 5 dự án tổng công suất 6.800MW ra khỏi quy hoạch do những khó khăn trong việc thu xếp vốn của các dự án này. Tuy nhiên trên thực tế, sẽ rất khó để loại bỏ các dự án này do những vướng mắc về pháp lý và đền bù nhà đầu tư. Vì vậy mặc dù đây là những dự án có khả năng rất cao sẽ không thu xếp được vốn, Bộ Công Thương sẽ vẫn phải tiếp tục rà soát và đánh giá tính khả thi của các dự án này.

Sau điều chỉnh, công suất điện than dự kiến đạt 30.127MW trong 2030, chiếm 18,9% tổng công suất trước khi thu hẹp tỷ trọng xuống còn 6,6% trong năm 2045. Theo đó, một số dự án nổi bật sẽ được tiếp tục phát triển từ nay đến 2030.

Hiện tại, một số dự án mặc dù đã được đưa vào quy hoạch điện những vẫn đang phải đối mặt với nhiều vướng mắc pháp lý và khó khăn về nguồn vốn. Trong bối cảnh nguồn cung trong nước đang cạn kiệt và các nhà máy mới sẽ phải sử dụng than nhập, việc giá than tăng cao trong thời gian gần đây dấy lên những lo ngại về tính “rẻ” của nguồn điện này. Cùng với những nỗ lực toàn cầu trong việc giảm phát thải, triển vọng của điện than đang mờ nhạt dần với khả năng tiếp cận vốn khó khăn hơn.

Với những phân tích trên, công ty chứng khoán khuyến nghị nhóm cổ phiếu than không dính gì điện nên nhà đầu tư cân nhắc xem xét trong ngắn hạn không mua vào, đề phòng những bất ổn từ thị trường thế giới cũng như cần chờ quy hoạch ngành điện tương đối rõ ràng từ năm 2030.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhóm cổ phiếu điện than "hết thời" được ưu ái tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714300973 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714300973 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10