Sau khi rà soát, Quy hoạch điện VIII được trình lại

Diendandoanhnghiep.vn Thực hiện cam kết COP26 về giảm phát thải, cơ cấu phát triển công suất năng lượng tái tạo tại Việt Nam tiếp tục được xem xét cân đối, điều chỉnh lại trong Đề án Quy hoạch điện VIII.

>>Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ việc chậm tiến độ Quy hoạch điện VIII

Vừa qua, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã cùng 124 nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết của Việt Nam giảm mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và tham gia nhiều cam kết, sáng kiến khác như: Cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, Cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu.

Trong đó, Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới và được thực hiện chủ yếu thông qua kế hoạch chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải xuống mức thấp nhất. Do đó, mục tiêu này được coi là một trong các yếu tố quan trọng để nghiên cứu, rà soát, xây dựng lại Dự thảo Quy hoạch điện VIII, giảm dần các nhà máy nhiệt điện, bổ sung gia tăng, cân đối tỷ trọng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phù hợp với tỷ trọng phụ tải, công suất của từng vùng miền, giảm áp lực lên hệ thống truyền tải.

Đề án Quy hoạch điện VIII đã tính toán phân bổ hợp lý theo vùng miền để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện từng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất điện năng

Đề án Quy hoạch điện VIII đã tính toán phân bổ hợp lý theo vùng miền để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện từng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất điện năng

Đề án Quy hoạch điện VIII mới đây đã tính toán phân bổ hợp lý theo vùng miền để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện từng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất điện năng.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), dự kiến tỷ trọng mục tiêu tổng công suất huy động của các nguồn điện, đặc biệt tăng công suất điện từ năng lượng tái tạo là một trong những chiến lược rất quan trong mục tiêu phát triển nguồn điện. Từ đó, xác định mục tiêu chính sách cụ thể để định hướng, duy trì thị trường điện phát triển bền vững đem lại giá trị cho nền kinh tế. Trước đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, tiến độ lập Quy hoạch điện VIII còn quá chậm so với yêu cầu, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030.

>>Quy hoạch điện VIII: Thủ tướng yêu cầu xây dựng giá điện cạnh tranh

Theo báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng Quy hoạch điện VIII.

Mới đây sau khi đã làm việc với các bên liên quan và tiến hành rà soát theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã có tờ trình số 7194/TTr-BCT về phê duyệt Đề án Quy hoạch Điện VIII. Tại Đề án Quy hoạch điện VIII lần này được Bộ Công Thương tính toán tối ưu tổng thể và 05 khâu cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau là: (Nguồn điện; truyền tải điện; phân phối điện; sử dụng điện hiệu quả và giá điện).

Đề án Quy hoạch điện VIII được Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu phải đạt quy mô và cơ cấu nguồn tối ưu cân bằng nội vùng có chi phí giá điện nhỏ nhất, phản ánh đúng quá trình chuyển dịch mạnh mẽ từ các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nguồn sử dụng năng lượng tái tạo, phát huy tối đa thế mạnh tài nguyên sẵn có, giảm phụ thuộc vào các nhiên liệu nhập khẩu bám sát tiến độ công nghệ và xu thế giảm giá thành của các loại hình năng lượng tái tạo đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, có chi phí hệ thống điện nhỏ nhất.

Bộ Công Thương cũng tính toán tỷ trọng năng lượng tái tạo phương án điều hành cả thủy điện tăng từ 48,2% công suất đặt năm 2030 lên tới 66,2% vào năm 2050.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, Việt Nam phấn đấu xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất nội địa các thiết bị năng lượng tái theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để giảm chi phí đầu tư và quan trọng là tăng tính tự chủ cho nền kinh tế.

Đề án nêu rõ, quy mô công suất nguồn điện đã được tính toán hợp lý để vừa đảm bảo tiêu chí độ tin cậy LOLE (xác xuất mất tải kỳ vọng) nhỏ hơn 12h/năm (ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới), vừa tránh lãng phí đầu tư xã hội.

Về truyền tải, Đề án Quy hoạch điện VIII mới đây đã tính toán phân bổ hợp lý theo vùng miền để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện từng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất điện năng. Cụ thể tới năm 2030, Quy hoạch điện VIII không đề xuất xây dựng thêm các đường dây truyền tải 500 kV liên miền Bắc – Trung – Nam. Liên kết giữa 3 miền sử dụng 04 mạch đường dây 500 kV hiện hữu với khả năng vận chuyển 20 tỷ kWh/năm, các đường dây này là các liên kết hệ thống, giúp tối ưu vận hành các nguồn điện, giảm giá thành sản xuất bình quân của hệ thống điện. Định hướng tới sau năm 2031 mới tính toán xây dựng các đường dây siêu cao áp một chiếc HVDC kết nối hệ thống.

Trong Đề án quy hoạch lần này cũng đưa ra, hệ số đàn hồi tăng trưởng điện năng/ tăng trưởng GDP được dự báo giảm dần trong các giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1,31 đến 1,34. Năm 2026 -2030 giảm xuống 1,24 -1,25 và dự kiến giảm xuống 0,38-0,43 trong cả năm 2046-2050, tương đương các nước phát triển.

Về lưới phân phối; Căn cứ các nguồn điện, đường dây và trạm biến áp truyền tải đã được tính toán tối ưu trong Quy hoạch điện VIII, lưới điện phân phối sẽ được quy hoạch và tích hợp trong Quy hoạch các địa phương, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng điện của địa phương, đảm bảo đồng bộ giữa nguồn điện, hệ thống truyền tải và phân phối.

Về giá điện; Dự thảo Quy hoạch VIII có đưa ra giá điện bình quân (quy về USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 UScent/kWh vào năm 2020 lên mức 8,1 - 9 UScent/kWh vào năm 2030 và định hướng tới năm 2050, giá điện bình quân là 10,2 - 10,5 UScent/kWh.

Như vậy theo Bộ Công Thương, so với các quốc gia trên thế giới giá điện của Việt Nam đang ở mức tương đương thấp (bình quân khoảng 7,9 UScent/kWh). Vào năm 2050 dự kiến giá điện của Việt Nam ở mức 8,1-9,0 UScent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan.

Trước những mục tiêu được Bộ Công Thương phân tích, cho thấy Quy hoạch điện VIII cho thấy các kịch bản được tính toán phát triển nguồn và lưới điện truyền tải bằng các mô hình tối ưu hóa, đồng thời cả nguồn và lưới với tiêu chí tổng chi phí gồm chi phí đầu tư, chi phí nhiên liệu vận hành bảo dưỡng, chi phí truyền tải chi phí tổn thất điện năng, chi phí phát thải CO2 của toàn hệ thống điện trong thời kỳ quy hoạch là nhỏ nhất.

Như vậy đến thời điểm hiện tại Tờ trình số 7194/TTr-BCT của Bộ Công thương ngày 11/11/2022 là tờ trình mới nhất về Đề án Quy hoạch điện VIII, mà trước đó Bộ Công thương đã có các tờ trình khác về Quy hoạch Điện VIII là Tờ trình 1682/TTr-BCT (ngày 26/3/2021); Tờ trình 6277/TTr-BCT (ngày 8/10/2021), Tờ trình 4778/TTr-BCT (ngày 11/8/2022), Tờ trình 4967/TTr-BCT (ngày 11/8/2022), Tờ trình 5709/TTr-BCT (ngày 23/9/2022) và Tờ trình 6328/TTr-BCT (ngày 13/10/2022).

Các nhà đầu tư hy vọng Dự thảo Quy hoạch điện VIII sẽ sớm được ban hành để các doanh nghiệp có phương hướng tiếp theo cho kế hoạch đầu tư của mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sau khi rà soát, Quy hoạch điện VIII được trình lại tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713541662 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713541662 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10