Nhóm ngân hàng nào được nới room tín dụng cao nhất?

Hà Phương 02/04/2019 15:15

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD trong năm 2019.

Nới room tín dụng

Mức tăng trưởng tín dụng cao nhất thuộc về nhóm các ngân hàng đã hoàn thành quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn của Basel II

Ưu tiên nhóm hoàn thành Basel II

Theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 mà NHNN giao, thì mức tăng cao nhất thuộc về nhóm các ngân hàng đã hoàn thành quản trị rủi ro theo khuôn khổ và tiêu chuẩn của Basel II (không tính nhóm các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Theo đó, room tín dụng cao nhất khoảng 15%, trong khi phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần khác được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng ở mức 12%. Theo phản ánh của nhiều ngân hàng, chỉ tiêu room tín dụng này được xem là thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của năm 2018 khi mà hầu hết các ngân hàng đều được giao hạn mức từ 14-16%.

Có thể bạn quan tâm

  • Tái cơ cấu các TCTD: Sau 2020 sẽ triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao

    Tái cơ cấu các TCTD: Sau 2020 sẽ triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao

    08:13, 27/03/2019

  • Tuân thủ Basel II: M&A ngân hàng sẽ có sự chuyển biến

    Tuân thủ Basel II: M&A ngân hàng sẽ có sự chuyển biến

    11:00, 01/03/2019

  • Tăng trưởng tín dụng nên linh hoạt

    Tăng trưởng tín dụng nên linh hoạt

    11:01, 14/01/2019

  • Tăng trưởng tín dụng 2019 nhìn từ góc độ cung và cầu

    Tăng trưởng tín dụng 2019 nhìn từ góc độ cung và cầu

    14:20, 27/11/2018

  • Nhóm ngân hàng tư nhân sẽ có mức tăng trưởng tín dụng cao?

    Nhóm ngân hàng tư nhân sẽ có mức tăng trưởng tín dụng cao?

    05:30, 16/10/2018

  • NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng

    NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng

    11:00, 21/07/2018

Bà Nguyễn Thị Hồng- Phó Thống đốc NHNN, cho biết khi các ngân hàng tuân thủ được Basel II thì không chỉ từng tổ chức tín dụng riêng lẻ mà cả hệ thống sẽ đạt mức độ ổn định. Sắp tới NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD quyết liệt thực hiện mục tiêu này để đáp ứng chuẩn Basel II trước năm 2020.

Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Basel II được NHNN đưa ra gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thí điểm áp dụng tại 10 ngân hàng từ tháng 2/2016, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank. Giai đoạn 2 là các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. 

Ban đầu, thời hạn cho giai đoạn thí điểm được ấn định từ tháng 2/2016 đến cuối năm 2018 và giai đoạn hai tính đến năm 2020. Tuy nhiên, trước áp lực về việc nâng cao vốn tự có gặp nhiều khó khăn, thời hạn áp dụng Basel II cho nhóm ngân hàng thí điểm đã được lùi về năm 2020.

Nới room tín dụng đi kèm rủi ro?

Trong những năm gần đây, tín dụng thường có xu hướng năm sau tăng chậm hơn so với năm trước. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân chính là sự chủ động mang tính định hướng của NHNN. Theo đó, hệ thống ngân hàng với vai trò là trung gian trên thị trường tiền tệ, sẽ chỉ hỗ trợ nguồn vốn ngắn hạn cho nền kinh tế thông qua các khoản cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp, các hộ gia đình. Trong khi đó, chức năng cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn sẽ thuộc về thị trường vốn, mà đóng vai trò trung tâm là thị trường chứng khoán (TTCK). Đó là nhu cầu về vốn để triển khai thêm các dự án đầu tư mới thông qua việc mua sắm và xây dựng tài sản cố định.

Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao NHNN vẫn quyết tâm hạ thấp tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Thực trạng này đang đặt các ngân hàng đối mặt với áp lực phải thu hẹp quy mô hoạt động trong tương lai. Do vậy, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản ở mức cao, các ngân hàng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 (đạt 14%) tuy thấp hơn các năm trước, nhưng vẫn hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng như tín dụng tăng trưởng đều qua các quý, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; tăng tín dụng ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, giúp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế... Để nâng cao năng lực tài chính, một trong những mục tiêu quan trọng của BIDV trong năm nay là tăng được vốn điều lệ, nhất là khi hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đã đụng trần trong năm qua.

Trên thực tế, NHNN đã ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN 2018, trong đó nêu rõ quan điểm sẽ không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như những ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém)…

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, hiện sức ép đối với tăng trưởng tín dụng không lớn nên việc giao hạn mức tăng trưởng, cũng như nới thêm room tín dụng theo năng lực của mỗi ngân hàng là hợp lý. Theo đó, các ngân hàng chỉ nên đẩy mạnh tín dụng nếu kiểm soát tốt rủi ro, có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhóm ngân hàng nào được nới room tín dụng cao nhất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO