Những công ty bí ẩn (Kỳ 1): Vitol - “Gã khổng lồ” trong bóng tối

Diendandoanhnghiep.vn "Đó là một công ty lớn nhất mà bạn chưa từng nghe đến..."

“Gã khổng lồ” trong bóng tối…

Đó chính là Vitol, công ty kinh doanh năng lượng của Hà Lan, có trụ sở chính đặt tại Rotterdam, Hà Lan và Geneva, Thụy Sĩ, cùng văn phòng đại diện tại hơn 40 quốc gia.

Năm 2016, tờ báo Guardian của Anh có bài viết với nhan đề “Vitol: Nhà kinh doanh năng lượng lớn nhất thế giới xuất hiện từ trong bóng tối”.

Vitol được coi là công ty kinh doanh năng lượng độc lập lớn nhất thế giới và rất bí ẩn.

Vitol được coi là công ty kinh doanh năng lượng độc lập lớn nhất thế giới và rất bí ẩn.

Theo tờ Guardian khi đó cho rằng: “Đó là một công ty lớn nhất mà bạn chưa từng nghe đến, bạn sẽ không nghe thấy tên Vitol tại các cuộc họp của Opec hoặc được nghe thấy nó được trích dẫn mỗi khi chủ đề giá dầu tăng đáng kể, nhưng những bộ trưởng dầu mỏ của các nước như Ả Rập Xê Út sẽ biết cái tên Vitol tương tự như Shell hoặc BP…”

Trên thực tế, đây là một trong những công ty lớn nhất thế giới, người ta ước tính rằng trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay một số công ty toàn cầu lớn hơn họ và hầu hết trong số đó người ta đều “quen mặt biết tên”. Vitol chỉ có khoảng 3200 nhân viên, tất cả đều là cổ đông của họ. 

Các khu vực hoạt động chính của Vitol là Houston, Geneva, Singapore và London. Với mối quan tâm kinh doanh chính là năng lượng và kinh doanh hàng hóa, công ty cũng kinh doanh than, khí đốt tự nhiên, điện, nông sản, xăng, metanol, etanol, LPG và khí thải carbon. 

Hoạt động của Vitol được bổ sung bởi các bến chứa dầu cùng các dự án thăm dò và sản xuất trên khắp thế giới. Các dự án thăm dò và sản xuất của công ty đã mở rộng sang Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Cameroon, Ghana và Bờ Biển Ngà cùng một số những nước khác.

Bên cạnh đó, Vitol cũng có 50% cổ phần trong một công ty kinh doanh thiết bị đầu cuối và lưu trữ lớn VTTI với công suất lưu trữ khoảng 8,5 triệu mét khối và hoạt động tại 14 quốc gia trên thế giới.

Tài sản chính của Vitol tại công ty Lọc dầu Fujairah Trung Đông và có một số tài sản lọc dầu trên toàn cầu tại các thành phố như Cressier và Antwerp. Vào năm 2014, Vitol cùng với Hội đồng Đầu tư Abu Dhabi đã mua lại Shell Australia.

công ty Lọc dầu Fujairah Trung Đông thuộc sở hữu của Vitol.

công ty Lọc dầu Fujairah Trung Đông thuộc sở hữu của Vitol.

Doanh thu của tập đoàn Vitol liên tục tăng kể từ năm 2009. Trong năm 2013, tập đoàn này đã giao dịch 276 triệu tấn dầu thô và 20 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên ở châu Âu. Ngoài ra, họ cũng giao dịch 9,3 triệu tấn LPG trên toàn thế giới. Kết quả là công ty đã tạo ra doanh thu 303 tỷ USD trong cùng năm, lớn nhất trong lịch sử của họ.

Mặc dù, doanh thu năm 2020 của họ chỉ đạt con số 140 tỷ USD, nhưng lãi ròng được tính vào khoảng 3,2 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử công ty. Trong khi năm 2020 được coi là một năm cực kỳ tồi tệ với các nhà kinh doanh và sản xuất dầu mỏ trên toàn thế giới.

Kín tiếng nhưng vẫn đầy tranh cãi

Công ty được thành lập vào năm 1966 bởi hai người đàn ông “Hà Lan bay”, Henk Viëtor và Jacques Detiger. Ban đầu họ kinh doanh bằng cách vận chuyển các sản phẩm dầu khí lên và xuống sông Rhine. Một văn phòng tại Geneva được thành lập một năm sau đó, dần dần phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu dẫn đầu trong phân khúc thị trường của họ.

Giám đốc điều hành hiện tại, Russell Hardy của Vitol.

Giám đốc điều hành hiện tại, Russell Hardy của Vitol.

Với cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng và dịch vụ, Vitol đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi thành lập và trở thành một trong những tên tuổi đáng gờm nhất trong lĩnh vực thương mại năng lượng. Hiện tại, Vitol được đánh giá là nhà kinh doanh năng lượng độc lập lớn nhất trên thế giới và là một trong những công ty kinh doanh hàng hóa tốt nhất trên thế giới.

Công ty vẫn được đăng ký tại Hà Lan, nhưng các giám đốc điều hành hàng đầu chủ yếu ngồi ở London. Vitol không có nhiều tên tuổi ở Anh, nhưng họ đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, tạo ra một loạt các nhà kinh doanh dầu triệu phú ở thủ đô Vương quốc Anh, những người có thu nhập cao nhất ở London.

Như trên đã nói, Vitol là một công ty tư nhân, họ chỉ có khoảng 3200 nhân viên, và tất cả đều là cổ đông của công ty. Gần đây, họ đã chi trả một mức lương kỷ lục cho các giám đốc điều hành và nhân viên cấp cao, với số tiền tương đương hơn 7 triệu USD cho mỗi người trong số gần 400 đối tác của công ty kinh doanh dầu ở London.

Khoản thanh toán này là kết quả của một trong những năm tốt nhất của công ty. Vitol đã trở thành một trong những người chiến thắng lớn từ cuộc khủng hoảng giá dầu do đại dịch gây ra, sau một khởi đầu trì trệ vào năm 2020. Tính đến tháng 12 năm 2020, Vitol đã chi trả 2,9 tỷ USD thông qua việc mua lại cổ phần trực tiếp đến tay những nhân viên hàng đầu do giám đốc điều hành Russell Hardy lãnh đạo.

Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ với Vitol, họ bị coi là mục tiêu của các cuộc điều tra ở Mỹ, Thụy Sĩ và các nơi khác khi xem xét các cáo buộc lịch sử về hối lộ và tham nhũng. Vào cuối năm 2019, Vitol đã bắt buộc phải trả hơn 160 triệu USD như một phần của thỏa thuận hoãn lại việc truy tố với Bộ Tư pháp Mỹ sau khi đã thừa nhận các âm mưu hối lộ ở Brazil, Ecuador và Mexico liên quan đến nhân viên và đại lý.

Vitol cũng vướng vào những

Vitol cũng vướng vào những "lùm xùm" hối lộ và tham nhũng.

Trước đó, Vitol cũng đã tham gia vào một số cuộc tranh cãi lùm xùm với cáo buộc công ty đã trả tiền cho cựu Tổng thống Serbia, Slobodan Miloševi, người bị buộc là tội phạm chiến tranh. Ngoài ra còn một cuộc tranh cãi khác bao gồm một vụ án trộm cắp lớn ở New York, trong đó công ty không nhận tội nhưng đã phải nộp phạt 15,5 triệu USD.

Nhưng cùng với những tranh cãi, Vitol cũng đã đóng góp từ thiện như một phần của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Công ty bắt đầu tài trợ từ thiện lần đầu tiên vào năm 2002. Trong năm 2013, quỹ đã hỗ trợ 44 dự án y tế tại 34 quốc gia. Tương tự, trong cùng năm đó, 73 dự án giáo dục ở 36 quốc gia đã được quỹ hỗ trợ. 

Hiện tại, Vitol được coi là công ty kinh doanh năng lượng độc lập lớn nhất thế giới và đặc biệt bí ẩn. Họ kinh doanh trực tiếp nhiều loại tài nguyên và kiểm soát rất nhiều giá thị trường thế giới do có hơn 17 triệu mét kho chứa nhiều loại nhiên liệu như than đá, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ. Thậm chí, họ đã từng giúp ISIS bán dầu cho Mỹ…

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những công ty bí ẩn (Kỳ 1): Vitol - “Gã khổng lồ” trong bóng tối tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714295614 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714295614 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10