Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 1): Sự hồi sinh của GM

Diendandoanhnghiep.vn Trong lịch sử hơn 100 năm của mình, General Motors đã từng “suýt chết”, nhưng họ đã xoay sở để vực dậy và có màn trở lại cực kỳ ngoạn mục.

>>>Nâng giá thành công, GM “thu đậm”

>>>GM chuyển hướng chiến lược

Thông thường, khi một công ty trên bờ vực của sự thất bại, họ sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11. Điều này cho phép công ty sắp xếp lại các công việc kinh doanh, các khoản nợ và tài sản của mình.

Đôi khi, có những công ty thành công trong việc tái cấu trúc, song có những người khác, kém may mắn hơn đã “một đi không trở lại”. Enron, WorldCom hay Lehman Brothers là một số ví dụ nổi tiếng về các công ty phá sản không bao giờ trở lại. Nhưng, có một công ty đã “trở về từ cõi chết”, xoay sở để vực dậy và có màn trở lại cực kỳ ngoạn mục, đó chính là General Motors hay còn gọi là GM.

“Gã khổng lồ” suýt chết…

General Motors, một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Detroit, Michigan. Công ty thiết kế, sản xuất và tiếp thị các loại xe và phụ tùng xe, đồng thời dẫn đầu về tổng doanh số bán xe trên toàn thế giới trong 77 năm liên tiếp, từ 1931 đến 2007. Họ đứng đầu ngành lâu hơn bất kỳ công ty sản xuất ô tô nào khác.

General Motors tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.

General Motors tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đã bị phá sản năm 2009.

Cũng giống như hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác, GM đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thêm vào đó là một thời kỳ sụt giảm doanh số bán hàng liên tục. Nhưng, riêng GM đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, doanh số bán hàng của công ty đã liên tục bị giảm sâu so với mức giảm của toàn ngành.

Trong cơn khủng hoảng đó, việc GM đưa ra các quyết định loại bỏ các thương hiệu và đại lý yếu kém, được cho là đã dẫn đến việc tiếp tục mất thị phần, và điều này cũng đã khiến cho họ mất danh hiệu bán hàng toàn cầu vào tay Toyota trong năm 2007, sau đó còn bị tụt lại sau Toyota và cả Ford ở Mỹ.

Cuối cùng, điều gì đến đã phải đến, GM đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 1 tháng 6 năm 2009. Một động thái từng được coi là “không thể tưởng tượng”, đã trở thành điều không thể tránh khỏi sau nhiều năm thua lỗ và doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng.

Thời điểm đó, vụ phá sản của GM được cho là có khả năng khiến thị trường lao động của Mỹ lao đao và tạo ra những thay đổi lớn. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ thời điểm đó là Barack Obama và Giám đốc điều hành GM Fritz Henderson đều hứa rằng một GM khả thi hơn sẽ thoát ra khỏi tình trạng phá sản.

Nhưng, ngay cả khi số tiền 19,4 tỷ USD trợ giúp từ liên bang cũng không đủ để giữ cho nhà sản xuất ô tô lớn nhất quốc gia này thoát khỏi tình trạng phá sản. Chính phủ Mỹ khi đó đã rót thêm 30 tỷ USD vào GM để họ có thể tái cấu trúc.

Theo hồ sơ phá sản của GM, công ty có tổng tài sản là 82,3 tỷ USD, nhưng gánh một khoản nợ lên tới 172,8 tỷ USD. Và theo Bankruptcydata.com, điều đó đã khiến GM trở thành vụ phá sản lớn thứ tư của Mỹ được ghi nhận ở thời điểm đó.

>>>Hãng ô tô GM lấn sang xe điện

Tái cấu trúc…

Chỉ 40 ngày sau đó, GM đã tái cấu trúc thành công, đánh dấu sự ra đời của một “GM mới”. Tuy nhiên, thời điểm đó GM mới đã “teo tóp” đi rất nhiều so với GM cũ và họ cũng gần như “đánh mất mình” khi mà GM chỉ còn nắm trong tay 10% cổ phần, số cổ phần còn lại thuộc Chính phủ Mỹ (60,8%), Chính phủ Canada và bang Ontario (11,7%), Nghiệp đoàn Ô tô (17,5%).

Giám đốc điều hành của GM, Fritz Henderson

Giám đốc điều hành của GM, Fritz Henderson

"GM mới" sẽ chỉ có một khoản nợ là 17 tỷ USD, thay vì 54,4 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2009. Các hợp đồng mới của công đoàn với công ty và các quỹ hưu trí được cấp dưới mức của GM sẽ ở lại với công ty mới. GM mới giữ lại bốn thương hiệu: Chevrolet, Cadillac, GMC và Buick. Họ đã quyết định “cắn răng” loại bỏ các thương hiệu Pontiac, Saturn, Hummer và Saab.

Chưa hết, GM đã phải cắt giảm lao động toàn cầu xuống còn khoảng 209.000 nhân viên, so với con số lên tới 324.000 người năm 2004; số lượng đại lý cũng được cắt giảm từ 6.000 xuống còn 3.600; số nhà máy ở Mỹ giảm từ 47 xuống còn 34…

Nhưng, cũng từ việc cắt giảm đó, chi phí lao động của GM đã giảm được gần 70%, chỉ còn 5 tỷ USD so với 16 tỷ USD vào năm 2005. Và nhờ vào việc giảm chi phí hoạt động, bình quân mỗi chiếc ô tô xuất xưởng, GM đã lãi 2.000USD, so với năm 2007 là lỗ 4.000USD/chiếc.

Khi đó, Chris Liddell, Giám đốc Tài chính của GM, cho biết: "Nếu là 3 năm trước, để hòa vốn chúng tôi phải bán được 4 triệu xe mỗi năm tại thị trường Mỹ, nhưng sau tái cấu trúc, chúng tôi chỉ cần bán 2 triệu xe mỗi năm". Cho đến tháng 10 năm 2010, GM bán được 2,2 triệu xe tại Mỹ và bắt đầu có lãi.

Sau khi cắt giảm được chi phí, GM tập trung vào chiến lược mới là hạ giá thành để đẩy mạnh doanh số. Họ cũng tập trung vào việc sản xuất những mẫu mã mới của 4 thương hiệu chính Chevrolet, Buick, Cadillac và GMC, giúp doanh số các thương hiệu này tăng 21%. Đồng thời, GM đẩy mạnh các công tác nghiên cứu và nâng cấp kiểu mẫu mới được các nhà phê bình và khách hàng chào đón.

Sự trở về của một “huyền thoại”

Hơn 1 năm sau, ngày 18 tháng 11năm 2010, GM đánh dấu sự trở lại bằng cuộc ra mắt công chúng (IPO) thành công vang dội. Giá cổ phiếu của họ lúc đóng cửa phiên IPO cao hơn 3,6% so với giá chào sàn, giúp hãng thu về 23 tỷ USD, trở thành cuộc IPO lớn nhất thế giới tính tới thời điểm đó.

GM đánh dấu sự lại bằng cuộc ra mắt công chúng (IPO) thành công vang dội.

Năm 2010, GM đánh dấu sự trở lại bằng cuộc ra mắt công chúng (IPO) thành công vang dội.

Và chính nhờ cuộc IPO đó đã giúp cho GM độc lập hơn với chính phủ Mỹ, khi Nhà Trắng giảm cổ phần sở hữu từ 60% xuống còn 33% để thu về khoản tiền hơn 12 tỷ USD. Năm 2010 cũng đánh dấu năm làm ăn có lãi đầu tiên của GM kể từ năm 2005 với mức lãi tăng mạnh trong từng quý: quý I lãi 865 triệu USD, quý II lãi 1,3 tỷ USD, quý III lãi 2,2 tỷ USD và cả năm lãi hơn 6,17 tỷ USD.

Trong năm kế tiếp, GM tiếp tục có những bước phát triển tốt và chính thức lấy lại ngôi vị “nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới” từ tay Toyota, sau khi bán được 9,03 triệu xe trong năm 2011, tăng 7,6% so với doanh số 8,39 triệu xe năm 2010. Mức doanh số này đã vượt qua dự báo của giới phân tích và đánh dấu lần đầu tiên hãng bán trên 9 triệu xe kể từ năm 2007.

Ngày nay, các hoạt động sản xuất toàn cầu của GM được đặt trên khắp sáu lục địa. Họ sản xuất xe tại 30 quốc gia, dưới 10 thương hiệu khác nhau, bao gồm những thương hiệu nổi tiếng nhất Chevrolet, Buick, GMC và Cadillac. Họ vẫn đang là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh số.

Sau này, giới chuyên gia phân tích cho rằng, sự trở lại của GM được cho là có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Chính phủ Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Obama đã lên kế hoạch hỗ trợ người tiêu dùng “bỏ xe cũ, mua xe mới”, chính điều này đã đóng góp quan trọng trong việc hồi sinh của GM và các hãng xe khác.

Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, chính những nỗ lực không biết mệt mỏi của GM mới đóng vai trò quyết định cho sự trở lại của họ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 1): Sự hồi sinh của GM tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711687262 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711687262 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10