Những điều doanh nghiệp cần lưu ý về mức khống chế chi phí lãi vay

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.

Nghị định 68 ra đời gỡ khó cho doanh nghiệp.

Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/2017 cho phép hồi tố áp dụng cho kỳ tính thuế 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%.

Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP được thông qua sau khi quy định về mức khống chế chi phí lãi vay được trừ cho mục đích tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) tại Khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đã làm phát sinh rất nhiều ý kiến và thắc mắc từ phía cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước/các tổ chức kinh tế do còn nhiều điểm chưa rõ ràng cũng như tác động đáng kể đến dòng tiền cũng như chi phí thuế của doanh nghiệp, nhất là một số loại hình doanh nghiệp sử dụng vốn vay cao. Theo đó, Nghị định 68/2020/NĐ-CP nâng mức khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN lên 30% EBITDA, thay vì 20% EBITDA như hiện tại.

Cụ thể, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.

Với phần chi phí lãi vay không được trừ, doanh nghiệp sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

Đặc biệt, Nghị định 68/2020/NĐ-CP được áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2019, đồng thời cho phép hồi tố áp dụng cho kỳ tính thuế 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% và áp dụng cách tính chi phí lãi vay thuần (chi phí lãi vay cho trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay).

Cụ thể, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017, 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế TNDN phải nộp (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 1/1/2021. Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế TNDN giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).

Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp lớn hơn số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại, thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN trong năm 2020 và các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.

Theo Công ty Kiểm toán Deloite Việt Nam Deloitte, để chuẩn bị cho việc hồi tố trong giai đoạn 2017-2018, doanh nghiệp nên rà soát, xác định lại chi phí lãi vay vượt mức không chế và số thuế TNDN nộp thừa/cần nộp bổ sung; Kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN tương ứng; đồng thời làm việc với cơ quan thuế để xác định lại nghĩa vụ thuế trong trường hợp cơ quan thuế đã thanh, kiểm tra thuế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đánh giá các tác động của Nghị định 68/2020/NĐ-CP đối với kế hoạch tài chính/thuế và hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn để có biện pháp kiểm soát dòng tiền nhằm hồi phục, duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh sau đại dịch.

Trong kỳ báo cáo tài chính năm 2019, Deloitte Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cũng cần rà soát, xác định lại chi phí lãi vay vượt mức khống chế và số thuế nộp thừa/cần nộp bổ sung; tính toán tác động về thuế TNDN hoãn lại trong báo cáo tài chính; đồng thời kê khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN tương ứng.

Từ năm 2020 trở đi, Deloite Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp cần ước tính tác động của Nghị định 68/2020/NĐ-CP đối với nghĩa vụ thuế 2020 và các năm tiếp theo dựa trên kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời cập nhật và chuẩn hóa phương thức xác định chi phí lãi vay được trừ cho mục đích kê khai quyết toán thuế TNDN.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc các chiến lược phù hợp liên quan đến xây dựng/tái cơ cấu các giao dịch tài chính/điều phối vốn nội bộ tập đoàn/các khoản vay nhằm tối ưu hóa cơ chế bù trừ và cơ chế chuyển tiếp. Cân nhắc chiến lược tối ưu chi phí thuế trên phương diện tập đoàn ở nhiều cấp độ: Tái cấu trúc chuỗi giá trị/các giao dịch tài chính nội bộ; Tái cấu trúc nguồn vốn và cơ cấu dòng tiền; Rà soát và tái thiết lập chính sách vay/cho vay nội bộ và các giao dịch khác để tối ưu cơ chế bù trừ hoặc chuyển chi phí lãi vay qua các năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những điều doanh nghiệp cần lưu ý về mức khống chế chi phí lãi vay tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714098593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714098593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10