Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp

PHƯƠNG UYÊN 18/04/2020 14:59

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 20 với nội dung hồi tố chi phí lãi vay của năm 2017, 2018 để Chính phủ ban hành ngay trong ngày 20/4.

Tại nhiều diễn đàn bất động sản do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức gần đây, vấn đề sửa đổi Nghị định 20 đã được nhiều đại biểu kiến nghị

Tại nhiều diễn đàn bất động sản do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức gần đây, vấn đề sửa đổi Nghị định 20 đã được nhiều đại biểu kiến nghị

Ngày 17/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017 của Chính phủ về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.

Doanh nghiệp được hoàn thuế, vượt qua khó khăn

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định đối với nội dung xử lý hồi tố cho năm 2017, 2018 theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ theo đúng quy chế làm việc của Chính phủ, bù trừ nghĩa vụ thuế của các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm. 

Có thể bạn quan tâm

  • 16/5: Diễn đàn

    16/5: Diễn đàn "Xu hướng đầu tư bất động sản 2019"

    16:00, 15/05/2019

  • Xu hướng đầu tư bất động sản 2019

    Xu hướng đầu tư bất động sản 2019

    09:00, 16/05/2019

  • Nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng 2019

    Nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng 2019

    08:30, 22/06/2019

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính ký tắt Nghị định, trình Thủ tướng ký, ban hành ngay trong ngày 20/4. Đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính có giải pháp quản lý chặt chẽ, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm khi xử lý hồi tố theo quy định của Nghị định.

Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), tổ chức đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp liên tiếp có công văn kiến nghị sửa đổi Nghị định 20/2017 khẳng định: Chỉ đạo này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp đã bị tính thuế oan trong các năm 2017, 2018 sẽ được hoàn lại thuế.

Công văn Hiệp hội Bất động sản Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây

Công văn Hiệp hội Bất động sản Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây

Theo ông Nam, việc cho hồi tố này không những bảo đảm sự công bằng, hợp tình hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà trong sự tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19, đây còn là giải pháp hỗ trợ gián tiếp của Chính phủ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vượt qua đại dịch, phục hồi hoạt động.

"Chắc chắn việc quy định hiệu lực “hồi tố” sẽ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp và tối ưu hoá lợi ích của mô hình công ty mẹ - con theo Luật Doanh nghiệp" – Chủ tịch VNREA khẳng định. 

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đề cập trong loạt bài viết trước đó, Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ở khoản 3, Điều 8 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp" (trước khi có Nghị định 20 mức khống chế là 30%).

Có thể bạn quan tâm

  • Cần tính lại thời điểm Nghị định 20/2017 có hiệu lực

    06:18, 11/04/2020

  • Hồi tố Nghị định 20/2017: Cần "bàn tay mạnh" của Chính phủ

    08:00, 09/04/2020

  • Quy định hồi tố Nghị định 20/2017: Sửa sai không khó!

    14:00, 08/04/2020

  • Sửa đổi Nghị định 20/2017 để tạo công bằng cho doanh nghiệp

    12:00, 07/04/2020

  • Sửa đổi Nghị định 20: VNREA tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho hồi tố với doanh nghiệp đã nộp thuế

    17:16, 06/04/2020

Mục tiêu của Nghị định 20 là để chống chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi các công ty mẹ ở nước ngoài cho các công ty con ở Việt Nam vay với lãi suất thật cao để khấu trừ vào chi phí, làm thất thu thuế. Nhưng Nghị định lại áp dụng cho cả các doanh nghiệp trong nước.

Do đó, đã gây khó và thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước làm ăn chân chính vì bị đánh thuế chồng thuế khi trung chuyển vốn vay, cho vay lại hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty… Đồng thời, mức áp trần chi phí phí lãi vay 20% đã bóp nghẹt sự phát triển của doanh nghiệp.

Sửa triệt để, không nửa vời

Khi nhận thấy sự bất cập này, Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến sửa đổi điều khoản trên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh mức lãi vay từ 20% lên 30%, chỉ cho áp dụng đối với năm 2019, mà không cho hồi tố đối với số tiền thuế doanh nghiệp đã nộp oan năm 2017 và 2018.

Trong khi đa số thành viên Chính phủ chọn quy định cho phép hồi tố xử lý đối với các năm 2017, 2018; cho phép chuyển chi phí lãi vay không được trừ sang các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng không quá 5 năm.

Trao đổi với PV, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc hoàn thiện Nghị định 20/2017 nhằm mục đích khắc phục thiếu sót việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những hậu quả mà quá trình thi hành đã gây ra cho doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

Do đó, việc sửa đổi lần này phải có hiệu quả và phải thực sự sẽ trở thành biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, không thể tiếp tục đẩy doanh nghiệp vào tình thế khốn cùng. Bởi với số tiền thuế đã nộp cho các năm trước được hoàn về hoặc bù trừ nếu áp dụng hồi tố, doanh nghiệp sẽ giảm bớt những gánh nặng về tài chính đang gặp phải. Đây là điều các doanh nghiệp bất động sản rất mong mỏi, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh như hiện tại. 

“Sự sống còn của doanh nghiệp đang phụ thuộc vào quyết định linh hoạt, quyết liệt và kịp thời của Bộ Tài chính để đẩy nhanh tiến độ thực thi pháp luật trong thực tiễn. Một khi đã sửa thì phải sửa triệt để, không thể nửa vời” - PGS.TS Doãn Hồng Nhung khẳng định.

Cần tính lại thời điểm Nghị định 20/2017 có hiệu lực

Vừa qua Bộ tài chính đã đổi khoản 3, Điều 8 Nghị định 20/2017, nâng trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30% cho doanh nghiệp được chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm kế tiếp nếu EBITDA âm.

Tuy nhiên, Nghị định 20 có hiệu lực từ năm 2017 nhưng Bộ Tài chính lại sửa nửa vời chỉ muốn áp dụng từ năm 2019, tôi cho rằng nếu đã mất thời gian để nghiên cứu thì phải sửa đổi theo hướng tổng thể có lợi cho doanh nghiệp, chứ đừng o ép, gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp.

Mặc dù Văn phòng Chính phủ đã nhiều lần khẳng định tính cấp bách, cần thực hiện cần sửa đổi ngay Nghị định số 20 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng đến nay đã 3 năm "nâng lên hạ xuống" để sửa đổi, cuối cùng Bộ Tài chính vẫn tiếp tục làm cho doanh nghiệp thất vọng.

Không chỉ riêng Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) mà đa phần cộng đồng doanh nghiệp đều phản đối và cho rằng Bộ Tài chính nên xem xét, sửa đổi lại cho phù hợp, Nghị định 20 phải được áp dụng hồi tố trở về đúng thời điểm từ khi hiệu lực ban hành.

Ông Võ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai

Cho hồi tố khoản tiền thuế đã thu

Doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn mà nguyên nhân có liên quan tới dịch COVID-19 và Nghị định 20. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy các kế hoạch đề ra trong quý I/2020 sẽ không đạt được. Doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc cho thị trường bằng những giải pháp quyết liệt và thiết thực hơn. Một trong những chính sách đó là phải giải tỏa về vốn bởi ngân hàng đang siết chặt tín dụng vào bất động sản.

Ngoài ra, việc nâng mức trần chi phí lãi vay được trừ từ 20% lên 30% chỉ giải quyết được một phần, triệt để nhất là phải hủy bỏ; đồng thời cho hồi tố khoản tiền thuế đã thu được của doanh nghiệp từ 2017-2018, thay vì năm 2019 như yêu cầu của Bộ Tài chính.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi - Tổng Giám đốc CTCP Eurowindow Holding

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng yêu cầu sửa Nghị định 20/2017, hồi tố gần 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO