Những doanh nhân thành danh từng mang màu xanh áo lính

KHÁNH HÀ 27/07/2020 04:59

Không chỉ là người lính chiến đấu trên chiến trường mà trong thời bình, họ còn là những "người lính" trên thương trường.

Trở về từ chiến trường, họ lại tiếp tục phát huy phẩm chất ấy qua công việc đảm nhiệm, qua tinh thần xả thân vì cộng đồng. Ít ai nghĩ rằng, người bộ đội ngoài việc có thể giỏi chiến đấu nơi sa trường, mà trên thương trường, họ cũng quả cảm không kém. Không chỉ biết làm kinh tế giỏi để cùng với các doanh nhân khác vực dậy sự phát triển thịnh vượng của đất nước, mà hình ảnh người bộ đội Cụ Hồ còn khiến ta cảm phục, khi kinh doanh thành công, họ luôn đau đáu hướng về những đồng đội cũ, không quên giúp đỡ gia đình liệt sĩ, những thương binh.

Doanh nhân Trịnh Xuân Lâm

Rời quân ngũ với tỷ lệ thương tật 38%, doanh nhân cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm đã gây dựng cơ đồ đem lại nhiều việc làm, lợi ích cho hàng nghìn người lao động trên chính tại quê hương của mình.

Doanh nhân Trịnh Xuân Lâm: Từ thương binh 38% tới chủ doanh nghiệp trăm tỷ ở xứ Thanh

Doanh nhân Trịnh Xuân Lâm: Từ thương binh 38% tới chủ doanh nghiệp trăm tỷ ở xứ Thanh

Năm 1990, cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm đưa gia đình rời huyện Nga Sơn lên thị xã Bỉm Sơn. Công việc mưu sinh ngày đó chủ yếu là thu mua xi măng vụn của nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, sắt thép phế liệu. Trong những năm ấy, ông Trịnh Xuân Lâm đã tích lũy và học hỏi kinh nghiệm về con đường kinh doanh, đặc biệt là mô hình công ty tư nhân.

Để rồi đến năm 1995, ông Lâm quyết định thành lập Công ty TNHH Tiên Sơn, đây là Công ty TNHH đầu tiên ở TX Bỉm Sơn được thành lập, hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn; Sản xuất và xuất khẩu hàng sơn mài.

CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa tiền thân là Công ty TNHH Tiên Sơn Thanh Hóa được thành lập với nguồn vốn điều lệ ban đầu chỉ 500 triệu đồng, số lao động lúc đấy vẻn vẹn 10 nhân viên.

Đến nay, Tiên Sơn Thanh Hóa có 9 nhà máy may gia công để xuất khẩu tại thị xã Bỉm Sơn, huyện Nga Sơn, huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Như Thanh, huyện Yên Định, huyện Thạch Thành và Thành phố Thanh Hóa với giá trị đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.

Vốn điều lệ của công ty đã được nâng lên thành 348 tỷ đồng và theo lộ trình đến 2020, CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa mong muốn sẽ thu hút từ 15.000-17.000 lao động vào làm việc.

Doanh nhân Nguyễn Duy Nở 

Năm 1972, chàng trai Nguyễn Duy Nở lên đường làm nghĩa vụ quân sự, trực tiếp tham gia những trận đánh ác liệt ở chiến trường Tây Nguyên, rồi bị thương, bị nhiễm chất độc hoá học. Đến năm 1977, ông Nở chuyển ngành sang làm việc tại Cty thi công cơ giới thuộc Bộ Xây dựng rồi nghỉ chế độ 176 (nhận tiền trợ cấp một lần). Cũng từ đây cuộc mưu sinh đối với người cựu binh này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cuộc sống nhọc nhằn khiến ông Nở tìm đủ mọi nghề từ nuôi cá, nung vôi, buôn than, dần dà ông mở rộng ngành nghề sang sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi bò lai sind, thành lập Cty Hoàng Tuấn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng...

Doanh nhân Nguyễn Duy Nở - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn tuy là một cựu chiến binh khi hiện nay ông là đối tượng người có công đang hưởng chế độ trợ cấp chất đốc da cam, nhưng ông đã vượt lên khó khăn xây dựng Công ty từ không đến có

Doanh nhân Nguyễn Duy Nở - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tuấn tuy là một cựu chiến binh khi hiện nay ông là đối tượng người có công đang hưởng chế độ trợ cấp chất đốc da cam, nhưng ông đã vượt lên khó khăn xây dựng Công ty từ không đến có.

"Năm 2002 tôi thành lập Công ty TNHH Hoàng Tuấn. Những năm đầu thành lập, Công ty hoạt động còn khó khăn, nhưng với ý chí, bản lĩnh của một người lính đã trải qua những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước càng thôi thúc tôi quyết tâm làm kinh tế.

Vượt qua mọi khó khăn thách thức của cơ chế thị trường, doanh nghiệp tôi làm chủ luôn duy trì sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hàng năm luôn mở rộng đầu tư, phát triển. Đến năm 2015 tôi đã mạnh dạn đầu tư hơn 60 tỷ đồng mở rộng kinh doanh sản xuất bê tông thương phẩm với hai dây chuyền hiện đại đủ cung ứng bê tông tươi cho các công trình trọng điểm trên địa bàn.

Để sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, trong năm 2018-2019 công ty đã đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản đưa dây chuyền sản xuất cát nhân tạo để chủ động đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo thân thiện với môi trường. Năm 2020, để thuận lợi cho sản xuất kinh doanh cũng như tiến độ thi công, Trạm trộn bê tông nhựa nóng gồm dây chuyền sản xuất hiện đại, máy lu nèn, san gạt…được công ty đầu tư với mức gần 40 tỷ đồng…" – ông Nở nói.

Sau gần 20 năm thành lập, Công ty TNHH Hoàng Tuấn đã phát triển và có vị thế trên thị trường. Thành công trong làm kinh tế cùng với nghĩa tình những người lính, người đồng đội đã hi sinh nơi chiến trường luôn thôi thúc ông Nở tiếp tục vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế, giúp đỡ các thương bệnh binh khó khăn, tạo công việc cho con, cháu người có công với cách mạng, phụng dượng Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

Doanh nhân Lê Văn Kiểm

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1964, ông Lê Văn Kiểm trúng tuyển vào Trường đại học Thủy Lợi. Đến năm 1965, như bao thanh niên khác, ông hăng hái tham gia quân đội và đã trúng tuyển vào quân chủng không quân.

Khởi nghiệp từ tay trắng, thành công vượt bậc năm 1990, để rồi suýt mất sạch trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Lê Văn Kiểm - Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành không chỉ tránh được vòng lao lý mà còn duy trì được một cơ nghiệp khổng lồ và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

Khởi nghiệp từ tay trắng, thành công vượt bậc năm 1990, để rồi suýt mất sạch trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Lê Văn Kiểm - Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành không chỉ tránh được vòng lao lý mà còn duy trì được một cơ nghiệp khổng lồ và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

Sau một thời gian bồi dưỡng sức khỏe tại sân bay Bạch Mai để sang Liên Xô học lái máy bay MIC 21, nhưng vì là con duy nhất của liệt sĩ, nên cấp trên đã đưa ông trở lại mái trường Đại học Thủy lợi (lúc này đang sơ tán tại Hà Bắc), để tiếp tục học tập nhằm đạo tạo lớp cán bộ tương lai cho miền Nam và đất nước.

Tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng kỹ sư trên tay, nhưng với lòng yêu nước, khao khát cống hiến sức trẻ và để báo đáp sự hy sinh của thế hệ ông, cha, một lần nữa chàng trai trẻ Lê Văn Kiểm đã chích máu viết đơn tình nguyện xin vào quân đội vào đầu năm 1971.

Sau đó, ông viết đơn xung phong đi vào chiến trường miền Nam – nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt. Ngày 30/4 lịch sử, ông đã có mặt tại Sài Gòn, vào tiếp quản Bộ Giao thông – Công chánh của chính quyền chế độ cũ, sau đó công tác tại Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Sau đó ông được bổ nhiệm làm Phó Ban Kiến thiết cầu đường bộ miền Nam. Trong quá trình làm việc đó, ông đã có cơ hội học và xử lý công việc của các người chủ công ty tư nhân. Từ đó, ông đã muốn làm thử kinh doanh theo mô hình kinh tế tư nhân.

Bà Trần Cẩm Nhung vợ ông Kiểm cũng là "con nhà nòi". Bố bà Nhung tham gia cách mạng bị Pháp tù đày và từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Mẹ bà Nhung từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và chịu cảnh tù đày. Miền Bắc là nơi bà Nhung và ông kiểm gặp nhau, nên vợ nên chồng trước khi chiến tranh kết thúc.

Cuối thập niên 1970, kinh tế cả nước chật vật khó khăn, vợ chồng ông quyết định làm thức ăn gia súc để cung ứng cho thị trường. Đó là năm 1978, đánh dầu bước khởi nghiệp kinh doanh đầu tiên. Ông bà bán chiếc xe Honda duy nhất lúc bấy giờ, mua một chiếc mô tơ chế tạo máy trộn thức ăn gia súc.

Cơ sở sản xuất thức ăn gia súc nhãn hiệu Huy Hoàng của gia đình ông Kiểm hoạt động “chui” tại địa chỉ nhà riêng ở 39, Phan Xích Long, Phú Nhuận.

Một thời gian sau, sản phầm Huy Hoàng xuất hiện khắp nơi. Vợ chồng ông Kiểm nghiên cứu sản phẩm kế tiếp, ép dầu từ hạt cao su để làm sơn. Hạt cao su được thu mua ở khắp miền Nam về ép lấy dầu để sản xuất sơn, còn bã thì làm phân bón. Riêng tiền bán bã ép đã đủ trả tiền mua hạt, nhân công. Công việc nhiều, vợ chồng ông Kiểm thuê các nơi khác gia công cho mình.

Sau sơn đến sản xuất bột màu xây dựng, gia đình ông Kiểm tiếp tục nghiên cứu sản xuất ngay trong nhà. Việc kinh doanh “1 lời 10” khiến cho ông tích lũy được tới cả ngàn cây vàng. Vào khoảng năm 1984 – 1985, ông Kiểm đưa Huy Hoàng lên thành một công ty tư nhân đầu tiên.

Đây là thời kỳ bắt đầu mở cửa, Việt Nam nhận được rất nhiều đơn hàng may mặc theo kiểu “hàng đổi hàng” với thị trường Đông Âu. Ông Kiểm cho biết, giữa 1988 – 1990, Huy Hoàng là công ty đầu tiên đầu tư đồng bộ hiện đại dây chuyền sản xuất với máy móc thiết bị nhập từ Nhật, không chỉ làm gia công mà còn xuất khẩu trực tiếp theo phương thức FOB. Xuất hàng may mặc, đổi lấy xi măng, sắt thép và nhiều loại hàng hóa khác nhập khẩu về nước, ông Kiểm kể, việc đổi hàng thường là lời “1 ăn 5”.

Công ty may Huy Hoàng đã được đánh giá là công ty tư nhân may mặc lớn nhất tại Việt Nam thời gian ấy, tuy nhiên cuộc khủng hoảng những năm 1997 đã khiến công ty có những lúc đã đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Khởi nghiệp từ tay trắng, thành công vượt bậc năm 1990, để rồi suýt mất sạch trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Kiểm không chỉ tránh được vòng lao lý mà còn duy trì được một cơ nghiệp khổng lồ và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

Năm 2001, ông quyết định xây dựng sân Golf Long Thành với kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng, diện tích 340 ha. Hiện nay, sân Golf thu hút hơn 800 lao động, 30% CBCNV trong công ty là con em các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sĩ hoặc đã từng tham gia bộ đội tại địa phương, thu nhập bình quân của CBCNV trên 2.000.000 đồng/người/tháng.

"Chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển

Năm 1969, ông Đào Hồng Tuyển đã khai tăng tuổi để nhập ngũ và có mặt trong đội quân thầm lặng của Đoàn tàu không số.

Thông minh và năng động, anh chiến sĩ trẻ nhất khi đó đã sớm trở thành một thợ máy. Những năm cuối đầy khốc liệt của cuộc chiến, Đào Hồng Tuyển đã 5 lần cùng đồng đội cưỡi sóng gió, xuyên dưới bom đạn dày đặc của kẻ thù để vận chuyển vũ khí vào chiến trường và đưa cán bộ lãnh đạo vào Nam, ra Bắc, trong đó, có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc ngoại xâm.

Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân trao tặng bộ quân phục mang quân hàm Thượng tá danh dự cho cựu chiến binh Đào Hồng Tuyển.

Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân trao tặng bộ quân phục mang quân hàm Thượng tá danh dự cho cựu chiến binh Đào Hồng Tuyển.

Ngoài nhiệm vụ vận chuyển vũ khí vào chiến trường, chiến sĩ Đào Hồng Tuyển khi đó còn phục vụ vận chuyển tàu 2 đáy, thường xuyên phải sống xa đất liền. Đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi những người có tay nghề cao và bản lĩnh cùng lòng trung thành tuyệt đối. Như những người lính của Đoàn tàu không số, những năm tháng ấy, Đào Hồng Tuyển phải sống bí mật, nhiều năm liền không được thư từ về nhà. Gia đình không biết anh ở đâu, còn sống hay đã hy sinh và anh cũng không biết tin nhà. Nhưng cũng như đồng đội, chiến sĩ Đào Hồng Tuyển đã thầm lặng cống hiến, thầm lặng hy sinh vì sự nghiệp của cả dân tộc. Bởi thế, mãi sau này, khi Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập ở các tỉnh, đồng đội của ông cùng ôn lại, nhắc nhớ từng người, mới tìm lại anh và đầy tự hào khi doanh nhân thành đạt kia chính là cựu binh của Đoàn tàu không số.

Chiến tranh kết thúc, trong khi nhiều người lính lần lượt trở về với gia đình, thì Đào Hồng Tuyển tiếp tục gắn bó với biển khơi, cùng đoàn quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp bạn thoát khỏi họa diệt chủng.

Ông cũng giữ chức Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh đoàn tàu không số thuộc lực lượng Hải quân.

ông Đào Hồng Tuyển đã có thời gian dài gắn bó với màu áo lính. Ông từng là chiến sĩ thuộc binh đoàn tàu không số - lực lượng vũ trang huyền thoại của Việt Nam - vào những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Ông Đào Hồng Tuyển từng là chiến sĩ thuộc binh đoàn tàu không số - lực lượng vũ trang huyền thoại của Việt Nam - vào những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, ông Đào Hồng Tuyển từng quyết định trụ lại ở Sài Gòn để lập nghiệp dù khi ấy ông không có nghề, không nơi ở, phải kiếm sống bằng việc dọn chuồng lợn, bưng bia tại các quán nhậu.

Đến những năm 90, ông dồn vốn mua lại các xí nghiệp của chế độ cũ và xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát, phân bón...

Năm 1997, ông Đào Hồng Tuyển - khi đó là Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc - đã quyết định đổ khoảng 80 tỷ đồng để xây con đường độc đạo xuyên biển, nối Tuần Châu với đất liền, đổi lại, ông được khai thác 98ha đất trên đảo.

Ba năm sau, con đường hoàn thành, rồi trong 15 năm tiếp theo, ông Tuyển cho xây dựng 110km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98ha lên gần 700ha.

Làm đường ra đảo Tuần Châu là việc làm động trời nhất, tạo nên thương hiệu "Chúa đảo" cho ông Đào Hồng Tuyển.

Bên cạnh danh xưng “Chúa đảo”, ông Tuyển cũng được biết đến là người hào phóng trong hoạt động từ thiện khi giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, xây nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng gần 5.000 ngôi nhà cho người nghèo và đồng bào lũ lụt. Đến nay, số tiền mà anh làm từ thiện đã lên tới hàng trăm tỷ đồng,...

Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Hoà Bình, người được gọi với cái tên “đại gia Đường bia” vốn là một cựu chiến binh xuất ngũ năm 1979. 

Rời quân ngũ, ông đi lái xích lô cho hợp tác xã của công ty Bia Hà Nội và được giao phụ trách một tổ vận chuyển khoảng 10 người chuyên chở bia cho các cơ quan. Lúc ấy, ông kiếm được số tiền kha khá vì khi đó bia là của hiếm và lại được trả công bằng bia.

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Hoà Bình, người được gọi với cái tên “đại gia Đường bia”

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Hoà Bình, người được gọi với cái tên “đại gia Đường bia”.

Sau 10 năm thâm niên trong nghề, năm 1987 khi Nhà nước cho phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhờ học mót được kinh nghiệm làm bia, ông Đường đã đứng ra lập tổ hợp Thương binh nặng Hòa Bình. Năm 1993, công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình ra đời và đây là doanh nghiệp tư nhân sản xuất bia đầu tiên tại Hà Nội và là đơn vị thứ hai làm bia sau công ty Bia Hà Nội.

Sau đó, phát hiện ra nhiều công ty nước ngoài bán malt (hạt đại mạch nảy mầm đã qua chế biến dùng để sản xuất bia) kém chất lượng vào Việt Nam, ông Đường quyết định đổ 250 tỷ đồng vào xây dựng nhà máy sản xuất malt đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2002.

Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất của CHLB Đức và sản phẩm malt làm ra không thua kém gì so với malt nhập khẩu.

Cũng bởi không chịu lép vế trước doanh nghiệp ngoại, ông Đường còn bắt tay vào sản xuất nước giải khát (nước có ga và không ga), trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế vốn đang phổ biến tại Việt Nam như Coca-Cola hay Pepsi. Công ty của ông Đường đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất nước ngọt đặt tại Bắc Ninh mang tên V-Cola, công suất hơn 200 triệu lít/năm.

Ngoài làm bia, làm malt, làm nước ngọt, doanh nhân Nguyễn Hữu Đường còn tham gia vào lĩnh vực sản xuất thép không gỉ, bắt đầu từ năm 2008. Khi Chính phủ quy định cho vay tới 85% với lãi suất ưu đãi để sản xuất công nghiệp, ông Đường quyết định đầu tư 1.000 tỷ đồng làm nhà máy cán thép không gỉ khổ rộng 1,4m. Đây là nhà máy cán thép khổ lớn đầu tiên do doanh nghiệp nội đầu tư tại Việt Nam. Tháng 7/2013, nhà máy chính thức đi vào hoạt động và sản phẩm của nhà máy đã chiếm đến khoảng 30 - 40% thị phần trong nước.

Những năm gần đây, Hòa Bình lấn sân sang kinh doanh bất động sản và nhanh chóng sở hữu nhiều dự án đình đám tại Hà Nội, Đà Nẵng... Trong đó, phải kể đến trước tiên chính là dự án Khu phức hợp Hòa Bình Green Đà Nẵng, còn gọi là khách sạn Vịnh Vàng, có bể bơi trên tầng 29 được dát vàng 24K, từng chạy đua tiến độ để kịp phục vụ cho hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017.

Công ty TNHH Hòa Bình chính thức thành lập vào năm 1993 với số vốn điều lệ là 415 tỷ đồng, trụ sở chính tại số 202H Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội, hiện có 7 công ty thành viên, hoạt động trong các lĩnh sản xuất thép, sản xuất bia và nước giải khát, in ấn và sản xuất bao bì, đầu tư bất động sản…

Doanh nhân Hồ Huy

Là cựu lính trinh sát thuộc Trung đoàn 304 pháo mặt đất năm xưa, ông Hồ Huy từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Rời quân ngũ, ông được Nhà nước cử đi Liên Xô và Tiệp Khắc (cũ) học ngành cơ khí ô tô, rồi trở về làm việc tại Công ty Saigontourist.

Có sẵn kinh nghiệm và lòng đam mê, năm 1993, ông quyết định thành lập Công ty vận tải Mai Linh, với số vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu đồng.

Là cựu lính trinh sát thuộc Trung đoàn 304 pháo mặt đất năm xưa, ông Hồ Huy từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.

Là cựu lính trinh sát thuộc Trung đoàn 304 pháo mặt đất năm xưa, ông Hồ Huy từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.

Khởi nghiệp với số vốn không phải nhỏ, cùng 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, có thể nói Mai Linh là một trong những công ty mạnh dạn khai phá thị trường taxi tại Hà Nội. Hoạt động kinh doanh ban đầu là Du lịch, Xe cho thuê, Bán vé máy bay.

Đến tháng 4/1995, Mai Linh thành lập Xí nghiệp Sài Gòn Taxi, khai sinh dịch vụ Taxi Mai Linh.

Ông Hồ Huy cho biết: “Hình như tôi có “duyên nợ” với cái nghề “võ biền” này thì phải. Ngay từ bé tôi đã thích ôtô. Khi rời quân ngũ tôi đi học ngành cơ khí. Sau đó lại làm việc trong những xí nghiệp, công ty liên quan đến xe cộ. Ngay cả khi sang Tiệp Khắc (cũ) làm đội trưởng quản lý lao động, tôi cũng làm ở nhà máy đại tu ôtô máy kéo.

Khởi nghiệp từ 2 chiếc xe cũ và kiốt nhỏ trên đường Nguyễn Huệ (TPHCM), Mai Linh nhanh chóng nổi như cồn vì dịch vụ mới, chất lượng phục vụ tốt. 

Tuy nhiên, đầu tư đa ngành cùng bộ máy cồng kềnh khiến Mai Linh bước vào cơn sóng gió. Đến nay, Mai Linh của ông Hồ Huy có rất nhiều thay đổi để cạnh tranh với Grab như: cung cấp dịch vụ taxi công nghệ, xe ôm công nghệ và hiện đã có cả vạn lái xe. Đích thân ông Hồ Huy cũng đã đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên. 

Ðã có lúc, nhiều ý nghĩ tiêu cực xuất hiện. Nhưng cũng chính lúc đó, bản lĩnh “anh bộ đội Cụ Hồ” đã trỗi dậy, cứu rỗi ông. Ông Hồ Huy nhớ lại: "Trong chiến tranh, với trang bị thô sơ, dép cao su, trên đôi chân của mình, những chàng trai trẻ chúng tôi đã bền bỉ, kiên gan hành quân từ Bắc vào Nam tham gia chiến đấu và đã chiến thắng. Tôi tự nhủ mình: hãy đứng dậy! Thành công tuyệt nhiên không phải là cái đích, mà là quá trình. Qua quãng thời gian đó, tôi thực sự thấm thía câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Hãy tự cứu lấy mình, trước khi trời cứu”.

Nay, MLG đã đứng lên rồi.

Thời kỳ huy hoàng, ông Hồ Huy làm được nhiều việc cho xã hội, tiêu biểu là tổ chức các chương trình đền ơn đáp nghĩa như: đưa 500 cựu chiến binh “Thăm lại chiến trường xưa” nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Ðiện Biên; “Vang mãi khúc quân hành” đưa 1000 cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang hành trình xuyên Việt, tụ hội về TPHCM nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; “Thăng Long-hồn thiêng sông núi” đưa 1.000 Mẹ VN anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng thời kỳ đổi mới về dự Ðại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Rồi hàng loạt các chương trình từ thiện xã hội như tặng 1.000 áo ấm, 1.000 con trâu bò cho bà con phía Bắc bị giá rét, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng học bổng cho học sinh nghèo, học sinh con em liệt sĩ…v.v.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến vương quyền bên trong nhà tỷ phú giàu nhất châu Á

    Cuộc chiến vương quyền bên trong nhà tỷ phú giàu nhất châu Á

    04:28, 25/07/2020

  • Chân dung tân CEO 9X của Xây dựng Hòa Bình

    Chân dung tân CEO 9X của Xây dựng Hòa Bình

    01:57, 24/07/2020

  • Chủ tịch Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: IPO là cả quá trình chiến đấu

    Chủ tịch Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: IPO là cả quá trình chiến đấu

    04:02, 23/07/2020

  • Cuộc đời sóng gió của

    Cuộc đời sóng gió của "công chúa Samsung" Lee Boo-jin

    04:00, 22/07/2020

  • Ba nguyên tắc cân bằng cuộc sống và công việc của

    Ba nguyên tắc cân bằng cuộc sống và công việc của "nữ tướng" FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp

    04:44, 21/07/2020

  • Cú bẻ lái của ông chủ Vinasun Đặng Phước Thành

    Cú bẻ lái của ông chủ Vinasun Đặng Phước Thành

    04:14, 20/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những doanh nhân thành danh từng mang màu xanh áo lính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO