Nhiều dự án thuỷ điện trên điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An dù đã đi vào hoạt động hàng chục năm trời nhưng những tồn tại, vướng mắc lại để tồn tại kéo dài chưa được giải quyết để lại nhiều hệ luỵ xấu.
Đáng quan tâm, các nội dung liên quan đến vấn đề dân sinh gây bức xúc kéo dài cho người dân tái định cư diễn ra suốt hàng chục năm qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận.
Người dân sống “bất động” sau khi thuỷ điện hoạt động
Tại dự án Thuỷ điện Bản Vẽ (công suất 320 MW chính thức phát điện, hòa vào mạng lưới điện quốc gia ngày 19/5/2010), theo Sở Công Thương Nghệ An, đã gần 16 năm từ khi thực hiện dự án Thuỷ điện Bản Vẽ đến nay vẫn còn tồn tại 7 vấn đề lớn yêu cầu giải quyết dứt điểm trong năm 2023.
Cụ thể, đó là vấn đề tồn tại công tác bàn giao mặt bằng công trường; bồi thường giá trị chênh lệch đất nơi đi và nơi đến cho các hộ tái định cư tập trung; Về việc lập hồ sơ bồi thường bổ sung phần diện tích đất thực tế bị ngập tại hai bản Con Phen xã Hữu Khuông và Xốp Cháo xã Lượng Minh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện bồi thường cho các hộ dân theo quy định; Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất cho các hộ dân bản Cà Moong - xã Lượng Minh, huyện Tương Dương;
>>Nghệ An: Người dân tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ ngóng chờ hỗ trợ
Công tác trích đo, thành lập bản đồ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với với đất sản xuất tại 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương; Đối với các nội dung phát sinh ngoài quy định của dự án và hỗ trợ khắc phục lũ lụt năm 2018; Đối với đất trên cốt ngập của dự án Thuỷ điện Bản Vẽ.
Còn đối với dự án Thuỷ điện Hủa Na tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong vướng mắc về công tác xử lý chênh lệch giá trị đất nông nghiệp giữa nơi đi và nơi đến và công tác giao đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác.
Đối với nội dung lập hồ sơ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho người dân tái định cư theo đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt để bà con, nhân dân khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng, hưởng các chính sách về dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ đối với diện tích rừng tự nhiên nằm ngoài diện tích được UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Về nội dung giao nhận đất lúa nước; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; Phương án nâng cấp tuyến đường vào khu đồng ruộng tập trung của điểm tái định cư Nậm Nui - Nậm Ke, xã Đồng Văn.
>>Nghệ An: Dân khốn khổ vì thủy điện tích nước
Được biết, dự án Nhà máy thủy điện Hủa Na do Tập đoàn Sông Đà làm tổng thầu xây lắp, có công suất lắp máy 180MW (bao gồm 2 tổ máy x 90MW) được xây dựng tại xã Đồng Văn, huyện Quế Châu, tỉnh Nghệ An.
Hay tại dự án Thuỷ điện Khe Bố (khai thác thủy năng sông Cả, thuộc xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, cách TP. Vinh khoảng 160km về phía Tây Bắc với sản lượng điện trung bình hằng năm đạt hơn 440 triệu KWh) cũng đang tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết, xử lý triệt để.
Đơn cử như vấn đề như công tác lập hồ sơ bù trừ chênh lệch nơi đi nơi đến; Rà soát các thửa đất bị ảnh hưởng nhưng chưa được bồi thường hỗ trợ về đất; lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về đất đối với các thửa đất chưa được đo đạc và có sai lệch do thay đổi đường viền lòng hồ sau khi tích nước; Đo đạc địa chính phục vụ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ảnh hưởng một phần diện tích ngập lòng hồ thủy điện Khe Bố.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo gì?
Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thuỷ điện Bản Vẽ, Hủa Na, Khe Bố, chiều ngày 13/2 vừa qua, trong cuộc làm việc với các ban ngành liên quan và các chủ đầu tư các dự án thuỷ điện, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh những vướng mắc trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thủy điện này.
>>Nhiều hộ dân sống bất an dưới nhà máy Thủy điện Châu Thắng
Ông Lê Hồng Vinh cho rằng: “Tất cả những vấn đề này không phải là vấn đề mới phát sinh, mà phần còn lại là đôn đốc các bên liên quan thực hiện nhanh, chứ không có nội dung vướng mắc mới…”.
Đối với các dự án này, ông Lê Hồng Vinh chỉ đạo chủ đầu tư dự án thủy điện, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Nghệ An và UBND các huyện Tương Dương, Thanh Chương, Quế Phong (chủ đầu tư dự án thành phần về di dân, tái định cư) phải tập trung thực hiện hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng tiến độ.
Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An cũng lưu ý cần chi trả kịp thời tiền bồi thường hỗ trợ, bảo đảm đủ quỹ đất ở, đất sản xuất giao cho hộ tái định cư; lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sản xuất bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững; Đầu tư xây dựng hoàn thành dứt điểm công trình kết cấu hạ tầng, trong đó, ưu tiên thực hiện trước công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá, giao thông... tại các điểm tái định cư; bàn giao, quản lý sử dụng các công trình xây dựng theo đúng quy định.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu Sở Công Thương, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Xây dựng cùng các ban ngành liên quan, các huyện Tương Dương, Thanh Chương chỉ đạo chủ đầu tư dự án phải tập trung thực hiện để hoàn thành đúng tiến độ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Mục tiêu trong năm là giải quyết lần lượt các nội dung tồn tại, phải có tổ chức kiểm tra rà soát hồ sơ vấn đề của các nhà máy thuỷ điện. Bồi thường chênh lệch nơi đi - nơi đến. Trong đó, cần lưu ý rà soát lại quỹ đất tại các khu, điểm tái định cư để bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho hộ tái định cư theo chính sách được duyệt; rà soát dự án thành phần theo quy hoạch được duyệt nhưng chưa thực hiện đầu tư xây dựng; bổ sung dự án thành phần có trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng chưa có danh mục trong quy hoạch khu, điểm tái định cư và bố trí kinh phí để thực hiện số dự án này...
Liên quan vấn đề này, tỉnh Nghệ Ang cũng sẽ thành lập tổ công tác đôn đốc giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên đối với các dự án thuỷ điện trên địa bàn. Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện có dự án di dân, tái định cư phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án thủy điện để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
Còn đối với người dân địa phương, nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các dự án thuỷ điện, họ kỳ vọng trong nay mai các cấp chính quyền sẽ sớm vào cuộc xử lý, giải quyết dứt điểm các tồn tại để yên tâm "an cư lạc nghiệp" chứ không thể cứ chịu cảnh mãi "dài cổ" chờ cuộc họp rồi văn bản chỉ đạo kéo dài từ năm này, sang năm khác.
Có thể bạn quan tâm
Loạt cơ sở ở Nghệ An vi phạm PCCC - Bài 2: Trường mầm non “đánh cược” tính mạng trước hiểm nguy?
03:30, 24/02/2023
Loạt cơ sở ở Nghệ An vi phạm PCCC - Bài 1: Nhiều đơn vị “cầm đèn chạy trước...bà hoả”
10:56, 22/02/2023
Vì sao gói thầu “khủng” ở Nghệ An bị huỷ thầu?
11:00, 19/02/2023
“Làn gió mới” cho KCN hàng trăm ha sau bao năm dở dang ở Nghệ An
01:40, 14/02/2023