Nhượng quyền thương mại (franchise) được lựa chọn với kỳ vọng dễ dàng hơn khi kinh doanh, nhưng trên thực tế mối quan hệ ràng buộc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Bỏ qua nhiều công đoạn như xin giấy phép kinh doanh, thiết kế cơ sở vật chất, tìm mặt bằng…để bước vào kinh doanh, trong nhiều trường hợp được "nhượng ngang" - bên nhận nhượng quyền có thể được thừa hưởng tất cả từ bên nhượng quyền với một giá nhất định nếu đã có sẵn cơ sở kinh doanh. Đây là cách nhượng quyền mà nhiều người ưa thích vì có thể "nắm" ngay một cơ sở kinh doanh có thương hiệu, không phải vất vả gầy dựng, lại có sẵn mối quan hệ trong tất cả các khâu.
Hào hứng với nhượng quyền
Anh Nguyễn Văn Tuấn – nhận nhượng quyền thương mại thương hiệu cà-phê Z trên đường Đồng Khởi (Biên Hoà - Đồng Nai) và được ngã giá nhượng quyền thương hiệu là 100 triệu đồng. Ngoài việc được tư vấn, hướng dẫn cụ thể để quán đi vào hoạt động như cơ sở cung cấp nguyên liệu đầu vào, cách bài trí, công thức pha chế…Được sở hữu một cơ sở kinh doanh trở thành ông chủ là ước mơ từ rất lâu của anh nên chỉ sau 3 ngày làm việc với đối tác, anh đã đặt bút ký tên trên hợp đồng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cà phê Z.
Có thể bạn quan tâm
14:38, 03/08/2018
03:14, 01/08/2018
06:51, 17/07/2018
07:11, 15/12/2017
08:00, 30/03/2018
10:47, 31/10/2017
06:00, 16/09/2017
06:00, 17/08/2017
17:00, 08/06/2017
Thời gian đầu, anh Tuấn cho biết doanh thu bấp bênh có ngày chỉ chừng 500.000 – 700.000 đồng. Ngoài chi phí nhượng quyền thì hàng tháng anh Tuấn phải trả phí thuê mặt bằng là 10 triệu/tháng, đồng thời anh còn phải gánh lỗ trong thời điểm mới kinh doanh khi quán không có khách, nhiều chi phí phát sinh như thuê nhân viên, điện, nước, internet...
Là người chưa từng kinh doanh nên anh Tuấn chỉ hiểu đơn giản việc nhượng quyền chỉ là cách mượn tên thương hiệu có tiếng để dựa vào uy tín có thể kinh doanh tốt hơn, có nhiều khách hơn. Thực tế, anh không hề hiểu trong mối quan hệ kinh doanh nhượng quyền này các bên ràng buộc nhau về nhiều thứ.
So sánh thì nên nhượng quyền gần như là có lợi nhiều từ bên nhận nhượng quyền khi nhận ngay một số tiền trả cho phí nhượng quyền thương hiệu, đồng thời mở rộng được thị trường kinh doanh cũ và củng cố được thượng hiệu trên phạm vi rộng. Bên nhận nhượng quyền phải gánh lỗ trong thời gian đầu, thực tế lại phải gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
Tuy nhiên, một Luật sư cho rằng nhượng quyền thương mại có lợi cho cả hai bên. Bên nhận nhượng quyền sẽ nhanh chóng bắt đầu kinh doanh không phải lo mọi thứ để vận hành, ngược lại bên nhượng quyền lại được ngay một số vốn. Luật sư này khẳng định rằng việc nhượng quyền đều có lợi cho đôi bên với điều kiện là tấ cả các bên phải hiểu rõ trách nhiệm của mình tới đâu. Và trong nhiều trường hợp, không phải lúc nào bên nhận nhượng quyền cũng "thua thiệt".
Ông cho biết, có nhiều tình huống bên nhận nhượng quyền đã cạnh tranh trực tiếp và trở thành đối thủ của bên nhượng thương hiệu khi sau một thời gian kinh doanh, có mọi đối tác và khách hàng, kết thúc hợp đồng nhượng quyền, họ có thể ra làm riêng và lập doanh nghiệp của mình theo đúng "công nghệ" mà trước đó họ đã học được.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Khi kinh doanh bằng hình thức này thì các bên đã gắn kết với nhau thông qua một loạt nhiều giao dịch ràng buộc lẫn nhau như cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, tỷ lệ phân chia lợi nhuận…
Tuy nhiên, yếu tố gánh nặng lớn nhất đối với bên nhận nhượng quyền (thông thường hay diễn ra trong các ngành hàng F&B - cung cấp, bán lẻ ăn uống) là việc thoả thuận để thuê mặt bằng với thời hạn lâu dài đối với bên thứ ba. Đây cũng là một điều khó khi để có thể kiểm soát được chi phí một cách tốt nhất, anh Tuấn chia sẻ từ thực tế nhượng quyền kinh doanh với đối tác cà phê Z.
Thực tế, anh Tuấn nói, quá trình kinh doanh quán được 5 năm, công việc dần thuận lợi, lượng khách hàng ổn định. Anh Tuấn cũng đã quen thuộc với mô hình kinh doanh này, kiểm soát được mọi việc thì việc gia hạn hợp đồng thuê mặt bằng lại không thuận lợi vì chủ nhà tăng giá thuê quá cao nên anh đành phải chuyển địa điểm.
Việc chuyển địa điểm kinh doanh làm mất đi một lượng khách hàng quen thuộc bấy lâu làm cho công việc và thu nhập trở nên khó khăn trong khi chi phí hàng tháng đã lên rất cao. Đây cũng là một trong nhiều những bất lợi mà bên nhận nhượng quyền nếu không nắm được sẽ rất mất công gây dựng để rồi “chim về làm tổ rồi lại bay đi”.
Trong ngành kinh doanh bán lẻ, ông Đỗ Thanh Năm chuyên gia tư vấn cho rằng 50% thành công là dựa vào vị trí đắc địa.
Về phía doanh nghiệp nhượng quyền, như đề cập, họ cũng phải gánh chịu những rủi ro nhất định như đảm bảo an toàn những bí mật kinh doanh là điều đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu, uy tín - những yếu tố nền tảng để doanh nghiệp nhượng quyền đứng vững trên thị trường.
Nhiều đơn vị nhận nhượng quyền là những doanh nghiệp nhỏ chưa có nền tảng vận hành, chưa biết cách khai thác hiệu quả về chất lượng sản phẩm, không thể cạnh tranh làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhượng quyền.
Hoạt động nhượng quyền thương hiệu, tuy có mặt trái và phải như vậy, nhưng lại đã và đang là phương thức đắc lực để nhiều doanh nghiệp bán lẻ quốc tế đặt chân đến Việt Nam; cũng như, khiến thị trường bán lẻ F&B trở nên nóng hơn với mạng lưới phủ sóng các cửa hàng của mọi ông lớn ngành cà phê, trà sữa, fast food...Đã từng có một giai đoạn cà phê Passio đã phải "tái cấu trúc" lại hệ thống nhượng quyền thương hiệu của mình. Tương tự là câu chuyện nhượng quyền thương mại của cà phê Trung Nguyên và không phải ở nơi đâu, cửa hàng cà phê mang thương hiệu ông lớn này cũng đều "chắc" lãi. Ngay cả Bene từ Hàn Quốc với mục tiêu sẽ phủ sóng thị trường Việt Nam thông qua nhượng quyền với cái giá "nhượng quyền" theo tìm hiểu, rất cao, cũng đã phải chững lại, dù người Việt khá hào hứng chào đón.
Và mặc dù xu hướng mở rộng bằng nhượng quyền thương mại ngày càng rõ nét tại Việt Nam, câu hỏi đặt ra là tại sao KFC, Lotteria hay Mc Donalds không thực hiện nhượng quyền ở thị trường tiêu thụ gần 100 triệu dân? Rõ ràng thành công của thị trường từ nhượng quyền thương hiệu, đôi khi với các doanh nghiệp, lợi chưa hẳn đủ bù hại.