Nợ xấu của KienlongBank “phình to” vì đâu?

HÀ PHƯƠNG 06/10/2020 04:30

Trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, việc xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank, UPCoM: KLB) gặp nhiều khó khăn do liên quan tới các ngân hàng khác.

Cổ phiếu KLB vẫn giao dịch quanh vùng đáy khi nợ xấu của Ngân hàng có nguy cơ phình to

Cổ phiếu KLB vẫn giao dịch quanh vùng mệnh giá trong nhiều tháng nay.

KienLongBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020, theo đó ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 45 tỷ đồng do một số mảng kinh doanh có kết quả kém khả quan. Thu nhập lãi thuần quý 2/2020 của KienLongBank đạt 254 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 11% xuống còn 16 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 33% chỉ đạt 10 tỷ đồng; Lãi từ chứng khoán đầu tư đạt 38 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro giảm mạnh 56% xuống còn 10 tỷ đồng. Mặc dù giảm mạnh chi phí dự phòng, nhưng KienLongBank vẫn ghi nhận lợi nhuận quý 2/2020 tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của KienLongBank đạt 103 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuối tháng 6, tổng tài sản của KienLongBank đạt 55.425 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm nay. Cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 34.146 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 10,4% đạt 36.249 tỷ đồng.

Nợ xấu cuối tháng 6 hơn 2.249 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với đầu năm nay. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank tăng từ 1,02% lên tới 6,59%. Nguyên nhân do ngân hàng ghi nhận gần 1.900 tỷ đồng dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank được phân loại nợ nhóm 5 theo quyết định của NHNN.

KienLongBank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ các khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho KienLongBank thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank để thu hồi nợ. Nếu xử lý xong số tài sản bảo đảm này để thu hồi nợ sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của KienLongBank, đồng thời giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này.

Tuy nhiên tính đến nay, KienLongBank đã rao bán lần thứ 4 đối với hơn 176,3 triệu cổ phiếu STB, với mức giá khởi điểm đã giảm còn 17.496 đồng/cp so với mức giá 24.000 đồng/cp trong rao bán lần đầu tiên vào tháng 1/2020, nhưng vẫn chưa thành công.

Nếu chào bán 176 triệu cổ phần Sacobbank thành công, KLB sẽ xử lý được nguy cơ nợ xấu không phình to

Nếu chào bán thành công hơn 176 triệu cổ phiếu STB, KLB sẽ giảm được đáng kể nợ xấu.

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu với 176,3 triệu cổ phiếu STB, tương đương với 10% vốn của Sacombank thì cần một nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn mới có đủ sức “tiêu hoá” hết số cổ phiếu này. Hiện nay không chỉ riêng KienLongBank nắm giữ cổ phần của Sacombank, mà Eximbank cũng nắm giữ số lượng cổ phần khá lớn tại Sacombank và cũng đang có nhu cầu bán 75 triệu cổ phiếu STB do 7 khách hàng thế chấp. Do đó, việc KienLongBank chào bán cổ phiếu STB sẽ gặp khó khăn. 

Có thể bạn quan tâm

  • Kienlongbank giảm đến 50% tổng số tiền lãi cho 1.300 khách hàng

    Kienlongbank giảm đến 50% tổng số tiền lãi cho 1.300 khách hàng

    17:16, 31/07/2020

  • Kienlongbank giảm 25% tổng số tiến lãi vay trả góp ngày

    Kienlongbank giảm 25% tổng số tiến lãi vay trả góp ngày

    20:31, 03/04/2020

  • Kienlongbank tiếp tục chào bán cổ phiếu STB

    Kienlongbank tiếp tục chào bán cổ phiếu STB

    11:30, 17/02/2020

  • Kienlongbank đặt lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng năm 2020

    Kienlongbank đặt lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng năm 2020

    10:32, 22/01/2020

  • Toàn bộ nợ xấu của Kienlongbank bán cho VAMC đã được tất toán trước hạn

    Toàn bộ nợ xấu của Kienlongbank bán cho VAMC đã được tất toán trước hạn

    21:45, 17/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nợ xấu của KienlongBank “phình to” vì đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO