Đối diện với sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa Wennink và Bắc Kinh, cựu CEO ASML khẳng định: “Không. Tôi là bạn của khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cổ đông của tôi".
>>“Gã khổng lồ” ASML có thể đến Việt Nam?
ASML tuy không quá nổi tiếng như Apple hay Nvidia, nhưng không có công ty này thì con chip không thể được sản xuất. Các nhà sản xuất chip trên thế giới như TSMC, Samsung, SMIC, SK Hynix, Intel và Micron đều phải mua máy móc từ ASML để chế tạo các chip bán dẫn sử dụng trong điện thoại, máy tính, ô tô và máy chủ.
Đây cũng là công ty công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, hơn 250 tỷ USD. Đến nay, chỉ MSML mới sản xuất được cỗ máy in bản mạch của chip lên tấm silicon, trị giá 113 triệu USD. Và quan trọng hơn, không đội ngũ kỹ sư nào có thể sao chép thêm một phiên bản tương đương.
Với tầm quan trọng tuyệt đối của mình, dù ASML là doanh nghiệp Hà Lan, nhưng gánh chịu sức ép lớn từ Washington. Công ty này không ngừng bị cuốn vào cuộc chiến Mỹ - Trung với một yêu cầu duy nhất “dừng bán máy quang khắc và cung cấp chế độ bảo trì cho đối tác hàng đầu châu Á.”
Peter Wennink, cựu Giám đốc điều hành ASML, đã tiết lộ những bí mật sống còn của những công ty bán dẫn trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc về chip máy tính chỉ mang tính ý thức hệ, chứ không dựa trên thực tế và chúng sẽ tiếp tục kéo dài. Wennink tiết lộ: “Những cuộc thảo luận về quan điểm của các bên không được tiến hành dựa trên thực tế, con số hay dữ liệu cụ thể mà dựa trên cơ sở hệ tư tưởng”.
>> Lý do ASML được Samsung săn đón
Để tránh thiệt hại, những công ty như ASML phải tìm cách cân bằng, bởi lẽ Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của họ trong 3 thập kỷ liên tiếp. Tuy nhiên, vượt qua lệnh cấm của Mỹ với Trung Quốc để bán máy móc cho đối tác ở châu Á không hề đơn giản.
Là một phần quan trọng của việc tìm cách đạt được sự cân bằng, Wennink cho biết ông đã vận động hành lang để ngăn chặn các hạn chế xuất khẩu trở nên quá chặt chẽ, đồng thời ông đã phàn nàn với các chính trị gia cấp cao của Trung Quốc khi cảm thấy quyền sở hữu trí tuệ của công ty không được đảm bảo.
Đối diện với sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa Wennink và Bắc Kinh từ các chính trị gia tại Washington, cựu CEO ASML khẳng định: “Không. Tôi là bạn của khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và cổ đông của tôi".
Càng về cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Biden càng tăng tốc ban hành lệnh cấm nhằm vào lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. Không chỉ là công nghệ bán dẫn, một số khoản đầu tư vào AI và các lĩnh vực công nghệ khác ở Trung Quốc bị cấm hoặc yêu cầu thông báo công khai.
Tất cả lệnh cấm vận của chính quyền Biden đối với Trung Quốc đều gây áp lực lên doanh nghiệp - chẳng khác gì cắt đứt mối quan hệ sống còn giữa nhà sản xuất và khách hàng lớn nhất của họ. ASML là một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề.
Từ đầu năm 2022, doanh số bán hệ thống in thạch bản tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống 10%. Trong năm 2024, công ty sẽ không thể có giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc các thiết bị tiên tiến, chẳng hạn như NXT:2000i và những model cao hơn. Điều đó đồng nghĩa, công ty Hà Lan dần thoái khỏi thị trường trị giá 6,5 tỷ euro hàng năm.
Có thể bạn quan tâm
“Gã khổng lồ” ASML có thể đến Việt Nam?
04:15, 16/03/2023
Sự trỗi dậy của các công ty khởi nghiệp chip AI
13:49, 06/07/2024
Công nghiệp ô tô Nhật Bản gặp rủi ro về chip AI
03:30, 29/06/2024
Cổ phiếu Nvidia "bốc hơi" mạnh, ngành chip toàn cầu rúng động
03:30, 27/06/2024
Các công ty Trung Quốc phải hạn chế dùng AI vì thiếu chip
02:19, 29/06/2024