Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: Chúng ta chưa có hệ thống để đánh giá chất lượng nông sản, dẫn đến nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát
>>Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) đề cập đến tình trạng thời gian qua, giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng làm người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Đại biểu Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) nêu tình trạng ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc, gây nên rất nhiều khó khăn, tốn kém rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến nền sản xuất nông nghiệp và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết giải pháp để giúp người nông dân để nâng cao chất lượng hàng nông sản, nâng cao giá trị nông sản và qua đó để tăng cường xuất khẩu và xây dựng một nền xuất khẩu bền vững.
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) chỉ rõ tình trạng nông nghiệp có phát triển nhưng đời sống của người nông dân chưa cao; tình trạng “được mùa mất giá” và những cuộc giải cứu nông sản chưa có hồi kết; giá vật tư đầu vào liên tục tăng cao, sản xuất phần chủ yếu theo chiều rộng, còn mang tính tự phát; tiêu thụ còn phụ thuộc và một số thị trường… Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết những giải pháp căn cơ để giải quyết các vấn đề này.
Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đặt câu hỏi về giải pháp để khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Lê Minh Hoan cho biết, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ chúng ta chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường.
Chia sẻ với bà con nông dân cùng doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc ùn ứ ở cửa khẩu phía Bắc; vấn đề vật tư phân bón, giá nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp đều tăng cao trong bối cảnh thị trường đã bị đứt gãy…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt để góp phần làm nên kết quả xuất khẩu nông nghiệp, nông lâm, thủy sản trong năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh khó khăn.
Về vấn đề giá nguyên liệu đầu vào, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề này liên quan tới thị trường, quản lý doanh nghiệp, vật tư đầu vào sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu…
Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói rằng, khi nào 100 triệu dân Việt Nam được an toàn khi sử dụng thực phẩm là câu hỏi được lặp lại rất nhiều từ trước đến nay, từ khóa XI.
Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói rằng ông không thoái thác trách nhiệm, nhưng ngành nông nghiệp có tính liên ngành rất cao, có tính hệ thống trên dưới trong ngoài, vận hành theo kinh tế thị trường. Vì vậy, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính là có thể thay đổi được.
Ngay cả sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng phải an toàn, được kiểm chứng bởi hệ thống phân phối.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đáng tiếc là chúng ta chưa có hệ thống để đánh giá chất lượng nông sản, dẫn đến nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Vấn đề này có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, nhưng bây giờ kiểm đếm lại vẫn là manh mún, dẫn đến hệ lụy rất nhiều. Nếu không tổ chức được ngành hàng sản xuất thì còn rủi ro, trong đó có vai trò địa phương. Ông Hoan "tha thiết" mong muốn các địa phương cùng vào cuộc để xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm
17:04, 07/06/2022
15:23, 07/06/2022
05:00, 07/06/2022