Nông nghiệp sạch – nông nghiệp từ tâm

Diendandoanhnghiep.vn Từ một nông dân chăn nuôi gia cầm, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn trở thành tỷ phú ngành chăn nuôi với những dự án trang trại triệu đô....

>>> Chàng thanh niên 9X tại Cà Mau kiếm 2 tỷ mỗi năm nhờ mô hình nông nghiệp sạch

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn

Chiến lược "Thung lũng xanh"

- Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Kon Tum về hợp tác đầu tư Tổ hợp Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Anh có thể chia sẻ đôi nét về siêu dự án này?

Tháng 9/2020, Hùng Nhơn kí kết hợp tác cùng Tập đoàn De Heus tiến hành đầu tư xây dựng Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk (tôi đặt tên là Thung lũng xanh), tại xã Ea M'Droh (huyện Cư M'Gar) với tổng diện tích gần 200ha. Nhận thấy tiềm năng lớn của Tây Nguyên, chúng tôi lựa chọn Đăk Lăk với mục tiêu trở thành tỉnh phát triển về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu chăn nuôi ở Đắk Lắk sẽ được xây dựng trở thành vùng an toàn dịch bệnh đầu tiên của Tây Nguyên và của De Heus ở Việt Nam. 

Tập đoàn Hùng Nhơn hiện sở hữu 15 công ty thành viên, với 1.000ha trang trại tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong quá trình kinh doanh hơn 20 năm của mình, tiếp xúc và làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi. Thay đổi bản thân và thay đổi cả định kiến của xã hội về nông nghiệp, về người nông dân.

Tổng vốn đầu tư dự kiến 66 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ đồng) thực hiện từ nay đến năm 2025. Đây là dự án chăn nuôi lớn nhất Tây Nguyên hiện nay, gồm khu trang trại chăn nuôi lợn giống nhập khẩu từ Hà Lan trên diện tích khoảng 45ha; khu chăn nuôi khoảng 30ha; nhà máy giết mổ lợn thịt và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ 15ha cùng hàng loạt các hạng mục khác liên quan...

- Tập đoàn Hùng Nhơn là một trong những đơn vị sản xuất nông nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao xây dựng hệ thống chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm sạch có giá trị cao phục vụ lợi ích người tiêu dùng. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những kinh nghiệm của tập đoàn trong việc việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp?

Trong quá trình hơn 15 năm kể từ khi thành lập doanh nghiệp, làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi. Thay đổi bản thân và thay đổi cả định kiến của xã hội về nông nghiệp, người nông dân. Qua rồi cái thời người nông dân “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, giờ đây họ hoàn toàn có thể trở thành “tỷ phú” nông nghiệp nếu biết cách áp dụng công nghệ 4.0 hiệu quả.

Các trang trại của Tập đoàn Hùng Nhơn đều áp dụng công nghệ tiên tiến với quy trình khép kín từ con giống, thức ăn, đến chế biến giết mổ theo tiêu chuẩn ISO, GlobalGAP...Toàn bộ quy trình chăn nuôi của chúng tôi hiện nay được ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế; vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0, máy móc thiết bị nhập khẩu đồng bộ từ Châu Âu giúp kiểm soát tốt chất lượng chăn nuôi, tối ưu hóa hiệu suất và giảm giá thành sản phẩm giúp đưa thực phẩm sạch đến bàn ăn mỗi gia đình. Từ đó đem lại lợi nhuận doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Ký kết

Ký kết giữa UBND tỉnh Kon Tum với tập đoàn Hùng Nhơn và tập đoàn De Heus

- Ông có thể chia sẻ về những dự án nông nghiệp quan trọng mà tập đoàn ông đã và đang triển khai? 

Hiện Tập đoàn De Heus là đối tác lớn và quan trọng của Hùng Nhơn. Chúng tôi được De Heus lựa chọn hợp tác bởi ngay từ đầu, tôi đã quyết định áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP vô cùng khắt khe. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực mới chỉ áp dụng VietGap.

Hùng Nhơn hoàn toàn tự tin có thể hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi. Chúng tôi đã hợp tác cùng Tập đoàn De Heus xây dựng Chuỗi liên kết sản xuất thịt gà sạch xuất khẩu sang Nhật Bản rất thành công.

Khi mà các đô thị trọng điểm, các tỉnh Đông Nam Bộ đã “bão hòa” về số lượng doanh nghiệp đầu tư, chúng tôi quyết định “Tây tiến”. Tây Nguyên có quỹ đất nông nghiệp rộng lớn, khí hậu ôn hòa để phát triển chăn nuôi công nghệ cao. Chúng tôi muốn đào tạo những người dân tộc thiểu số thành nguồn lao động có chất lượng, có công việc ổn định. Mục tiêu, mỗi vùng chúng tôi đến sẽ tạo việc làm cho ít nhất 250-300 người.

Dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Nông là mắt xích quan trọng hoàn thiện Chuỗi sản xuất, cung ứng chăn nuôi lợn khép kín giá trị cao. Chúng tôi muốn góp phần đưa Tây Nguyên trở thành Trung tâm cung cấp heo giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu khu vực.

Trang trại gà của tập đoàn Hùng Nhơn

Trang trại gà của tập đoàn Hùng Nhơn

Mới đây nhất, chúng tôi đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận tiếp tục đầu tư Dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại huyện Chư Pưh với quy mô 100 ha, vốn đầu tư ban đầu 1.030 tỷ đồng, dự kiến khởi công xây dựng trong quý 4/2021.

Trước đó, Hùng Nhơn, De Heus cùng Công ty Belga (Vương quốc Bỉ) đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy ấp trứng Bel Gà Tây Ninh với tổng mức đầu tư 8,7 triệu đô la Mỹ.

Đi vào tâm bão

- Ngay cả khi đại dịch COVID-19 hoành hành, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thì tập đoàn Hùng Nhơn vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết thành công đó nằm ở đâu, thưa ông?

Trải nghiệm hơn 20 năm đầu tư chăn nuôi, tôi rút ra bài học: Muốn thành công phải nắm trong tay 3 yếu tố: công nghệ, sự quyết đoán và liên kết chuỗi.

Dịch bệnh như “cơn bão” nhưng nếu mình tận dụng cơn bão đó sẽ thành công. Người ta thường nói nơi an toàn là nơi nguy hiểm nhất, vì vậy để tránh bão hãy cứ lao mình vào “tâm bão”.

Hiện nay, Nông nghiệp được coi là lĩnh vực mạo hiểm đầu tư, đặc biệt là chăn nuôi. Nhưng nếu không chấp nhận mạo hiểm thì sẽ chẳng thể thành công. Bởi tâm lý số đông đều sợ mạo hiểm. Và tôi thì thích hành động khi người ta sợ hãi ngồi yên.

Trong chăn nuôi, vấn đề an toàn dịch bệnh là yếu tố tiên quyết. Người nông dân chủ yếu dựa vào yếu tố thời tiết, không có công nghệ hiện đại, vì vậy khi đối mặt với dịch bệnh, gặp không ít rủi ro, tình trạng giải cứu diễn ra quanh năm.

Nhưng chúng tôi đã giải “bài toán” đó bằng cách sử dụng công nghệ phục vụ chăn nuôi, tạo ra siêu lợi nhuận. Hùng Nhơn lựa chọn mô hình khép kín tạo ra vùng an toàn dịch bệnh. Con giống của chúng tôi đáp ứng “sạch 100%”.

Theo tôi, muốn tận dụng “đón bão” tốt thì người thủ lĩnh của doanh nghiệp phải quyết đoán, tư duy và chiến lược thông minh. Khi anh có năng lực quản trị tốt, anh có thể kết nối và dẫn dắt toàn bộ hệ thống phát triển nhanh – mạnh – bền vững.

Điển hình như việc De Heus mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Masan. Còn Hùng Nhơn mua lại tất cả hệ thống trang trại của Bel Gà. Cơ hội rất quan trọng nhưng nếu anh không biết nắm bắt cơ hội thì chẳng thể thành công.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ thành công càng cao hơn, mặc dù khó khăn hơn. Dịch bệnh cũng là lợi thế cho ngành nông nghiệp thực phẩm sạch “lên ngôi” khi nhu cầu quan tâm đến sức khỏe của người dân tăng, nhu cầu thực phẩm cũng tăng cao.

Nếu muốn phát triển bền vững bí quyết của tôi là phải tạo lên được chuỗi liên kết. Tôi hợp tác cùng các đối tác lớn theo quan điểm tận dụng tất cả điểm mạnh của nhau và cùng nhau “lấp” điểm yếu để tạo thành chuỗi liên kết tạo sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Để tạo thành chuỗi khép kín chăn nuôi, Hùng Nhơn hợp tác với Tập đoàn De Heus chuyên sản xuất và cung ứng thức ăn gia súc, gia cầm. Để có con giống, Hùng Nhơn liên kết với Tập đoàn Bel Gà (Bỉ). Để có quy trình quản lý chất lượng chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, Hùng Nhơn ký kết hợp tác với Fresh Studio. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, Hùng Nhơn hợp tác với các hệ thống siêu thị lớn… Chúng tôi lựa chọn liên kết với nhiều doanh nghiệp để tạo thành hệ sinh thái cùng nhau phát triển bền vững.

Doanh nghiệp phải “tháo nút” trước khi lên tiếng xin cơ chế

- Ông nhận định thế nào về vai trò “bệ đỡ” của ngành nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh trong đại dịch COVID -19 đã và đang diễn ra hiện nay?

Trong dịch, nông nghiệp càng thể hiện vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, cung cấp lương thực cho xã hội, là một phần bệ đỡ cho toàn bộ hệ thống kinh tế, xã hội…

Nông nghiệp hỗ trợ cho an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe người dân trước vấn nạn thực phẩm bẩn. Không đơn thuần chỉ làm vì mục tiêu kinh doanh mà tôi muốn làm một cái gì đó cho cộng đồng. Nếu kiểm soát tốt được vấn đề thực phẩm bẩn thì sẽ giảm tải rất nhiều cho các bệnh viện hiện nay khi mà nhiều căn bệnh gia tăng nguyên nhân do thực phẩm không đảm bảo.

Tôi nhận thấy đây sẽ là ngành hot trong thời gian tới nhưng không phải ai cũng làm được nếu không biết quản trị rủi ro, không giải quyết bài toán vấn đề đầu ra, tìm kiếm được đối tác phù hợp. Hiện nay mọi người đổ xô đi đầu tư bất động sản, chứng khoán hay những ngành mang lại lợi nhuận cao…Nếu kiếm tiền nhanh, tôi có thể đầu tư bất động sản, chứng khoán, nhưng nó không mang lại nhiều giá trị cho xã hội, cho cộng đồng.

- Để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, phát triển một nền nông nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững… theo ông, Việt Nam cần phải làm gì?

Theo tôi, cơ chế chính sách về phân bổ quỹ đất, hỗ trơ người nông dân tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự thỏa đáng. Nông dân hàng năm vẫn đau đầu điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa. Còn doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm đầu ra, bị đối tác trả lại hàng do chưa đạt chuẩn. Cái doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư nhất đó là chất lượng sản phẩm. Anh phải có chiến lược, kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, liên tục nâng cấp chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu kiếm tiền nhanh, tôi có thể đầu tư bất động sản, chứng khoán, nhưng nó không mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.

Một bất cập nữa đó là chưa có công cụ thống kê tổng đàn heo chính xác, nên chúng tôi đang phối hợp với Tập đoàn De Heus để cùng định hình, xây dựng hệ thống, từ đó cơ quan chuyên trách có thể đưa ra định hướng và cơ chế chính sách phù hợp.

Như ở Hà Lan, có doanh nghiệp chỉ được phép nuôi tối đa 10.000 con lợn trong năm đó. Nếu muốn tăng đàn, họ phải mua hạn ngạch chăn nuôi từ doanh nghiệp, trang trại khác. Còn ở Việt Nam thì không thể quản lý được. Nếu quản lý được tổng đàn thì sẽ quản lý được tổng thể. Cùng với đó, cần có sự kiểm soát toàn bộ vùng an toàn dịch bệnh, kiểm soát lượng thịt nhâp khẩu để bình ổn giá, quy hoạch vùng nguyên liệu…

Khi quyết định đầu tư dự án, chúng tôi sẽ xem xét cả chỉ số PCI của tỉnh, thành đó. Đây là chỉ số rất quan trọng, thể hiện cơ chế “mở” và thái độ hợp tác của chính quyền đối với doanh nghiệp đầu tư. Khi doanh nghiệp gặp nút thắt thì hãy “tự thân vận động” gỡ nút trước; rối khâu nào sẽ nhờ chính quyền hỗ trợ. Doanh nghiệp nên đồng hành cùng chính quyền địa phương gỡ nút thắt khó khăn.

Hiện nay các dự án của chúng tôi đang triển khai tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai. Vì vậy chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đặc biệt là tiếp cận về đất đai. Tập đoàn Hùng Nhơn cam kết thực hiện đúng đối với từng dự án, từng hạng mục để đạt hiệu quả cao nhất...

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nông nghiệp sạch – nông nghiệp từ tâm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714130173 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714130173 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10