Nông sản vẫn “nông cạn” với tiêu chuẩn quốc tế

Ngọc Hà 25/05/2019 05:00

Việc nông sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của nông sản Việt.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, đã có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

Còn thông tin từ Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tại thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam cũng ghi nhận 4 tháng đầu năm đã phát hiện nhiều lô nông sản từ Việt Nam nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép của Nhật như thanh long, rau ngót tươi, mùi tàu… Chính vì vậy, phía cơ quan Nhật Bản cho biết sẽ áp lệnh kiểm tra 100% đối với sản phẩm của công ty vi phạm và tăng cường kiểm tra chung với các mặt hàng cùng loại của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu nông sản Việt (Kỳ II): Tháo gỡ "nút thắt" về tính liên kết

    01:36, 23/05/2019

  • Xuất khẩu nông sản Việt (Kỳ I): Vì sao tiếp diễn tình trạng bị trả về?

    00:01, 22/05/2019

  • Đón đầu EVFTA (Kỳ I): Cơ hội đẩy mạnh nông sản sang Pháp

    11:07, 19/05/2019

  • Đón đầu EVFTA (Kỳ II): Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Đức

    12:00, 23/05/2019

  • Trung Quốc "siết" nhập khẩu nông sản: Làm sao vượt khúc quanh hiểm nghèo?

    03:20, 06/05/2019

  • Để nông sản Việt trụ vững ở thị trường EU

    11:35, 22/04/2019

  • Mở đường xuất ngoại cho nông sản

    16:07, 19/04/2019

  • Xoài Việt "bay" sang Mỹ và cơ hội nâng giá nông sản Việt

    10:16, 18/04/2019

Chia sẻ với về câu chuyện của mình, ông Đàm Quang Thắng - TGĐ công ty TNHH Agricare cho biết, doanh nghiệp ông xuất khẩu sang thị trường Úc đã từng bị trả về do mắc phải những lỗi rất nhỏ trong khâu sơ chế, chế biến do người nông dân vô tình không làm sạch. Ví dụ như, hoa quả không làm sạch theo tiêu chuẩn, hay vẫn còn sót vật thể lạ bên ngoài như cành cây, lá, con dệp, con sâu vướng lại trên sản phẩm...

Trước những thông tin bất lợi này, trao đổi với DĐDN, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh thông tin, hiện nay, đã có những thị trường yêu cầu Việt Nam xây dựng các phòng thí nghiệm có chất lượng, có trình độ tương đương như chất lượng của họ. Sau đó, chuyên gia từ những thị trường này sẽ sang kiểm tra, giúp đỡ, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam”.

Ông Thịnh cũng dẫn chứng câu chuyện sản phẩm chè của doanh nghiệp Ấn Độ từng gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Iran do dư lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) của Iran, và có dư lượng một số kim loại nặng - như là kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trước khó khăn này, phía Bộ Nông nghiệp của Ấn Độ đã chọn cách đối thoại song phương và thuyết phục nhà nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng theo tiêu chuẩn global GAP và đánh giá rủi ro không cho thấy bất kỳ tác động nào lên sức khoẻ người tiêu dùng Iran.

Đồng thời phía Bộ Nông nghiệp của Ấn Độ cũng cung cấp dữ liệu về 5 loại thuốc bảo vệ thực vật để sửa đổi mức MRL hiện có tại Iran cho thực tế hơn. Đồng thời, thiết lập MRL của các kim loại nặng nhất định theo quyên tắc thấp nhất có thể chấp nhận được (ALARA) mà không làm ảnh hưởng đến thương mại. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nông sản vẫn “nông cạn” với tiêu chuẩn quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO