Vì sao đã có hàng ngàn cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề với hàng loạt giải pháp đã được đưa ra nhưng tới nay nông sản vẫn chưa tìm được lối “thoát hiểm”?
Đã đành rằng ảnh hưởng thiên tai địch họa như đại dịch COVID-19 là tình huống bất khả kháng, nhưng nếu các giải pháp về phát triển nông sản bền vững được sớm được thực thi thì có lẽ “nông sản Việt” không phải trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” phải huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước “giải cứu” như truyền thông đã đưa tin suốt 2 tuần nay.
Là một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu và là người dân miền Tây chính hiệu, GS.TS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ luôn canh cánh mỗi khi bắt gặp hình ảnh nông sản đổ đống bên vệ đường, bán đổ bán tháo với giá rẻ như cho.
“Tôi vừa có chuyến công tác tại tỉnh Bạc Liêu. Trên đường đi tôi thấy dưa hấu, thanh long, ổi, mít đổ bán đầy đường với giá rất rẻ chưa đến 10.000 đồng/kg, với giá này thì nông dân sẽ khó kiếm được đồng lời”, GS Xuân băn khoăn.
Theo GS Xuân để nông sản thoát cảnh phải “giải cứu” lặp đi lặp lại thì giải pháp căn cơ là phải tổ chức lại sản xuất, chế biến và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, xuất khẩu mà mới đây Nghị viện EU đã thông qua EVFTA là một tin vui đối với nông sản Việt.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 13/02/2020
22:02, 11/02/2020
06:00, 10/02/2020
08:00, 07/02/2020
16:26, 16/02/2020
22:46, 15/02/2020
22:28, 15/02/2020
22:23, 15/02/2020
Tuy nhiên, theo GS Xuân với dân số 1,4 tỷ người và giáp ranh thì Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng nếu chúng ta biết khai thác tốt nó.
“Vấn đề giảm rủi ro khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã được đề cập ở nhiều cuộc hội thảo, giải pháp đã có nhưng chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn. Điển hình như giải pháp “xuất khẩu chính ngạch” là chủ yếu đã được khuyến cáo nhiều năm nay, bởi chỉ có xuất chính ngạch thì quyền lợi các bên mới được đảm bảo và khi xảy ra rủi ro như dịch bệnh COVID-19 thì các bên cùng chia sẻ thiệt hại.
Thế nhưng lâu nay chúng ta vẫn theo cách mua bán cũ: nông dân mạnh ai nấy trồng; khi đến thu hoạch thì ngồi chờ ông thương lái đến mua còn thương lái thì chờ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu thì lệ thuộc vào nhà nhập khẩu. Cách giao dịch thương mại quốc tế thụ động như vậy thì rất khó tránh khỏi rủi ro về thị trường nên điệp khúc “được mùa, mất giá” luôn tái diễn.
Về thị trường trong nước: lâu nay chúng ta hay làm ngược xuất khẩu trước khi bán nội địa, đến khi không xuất được mới quay về sân nhà, nhờ thị trường nội địa "giải cứu” điển hình như con cá tra; cách làm này ẩn chứa nhiều rủi ro giống như “xây nhà không có móng”.
Bên cạnh đó, theo thông tin báo chí thì sau Tết nhiều siêu thị, trung tâm phân phối ở Hà Nội đang “cháy” hàng rau củ quả. Điều này đã cho thấy hệ thống lưu thông, phân phối mặt hàng rau củ quả đối với thị trường trong nước lâu nay chưa được quan tâm, do đó nhiều tỉnh phía Bắc còn nhập nhiều loại rau củ của Trung Quốc để bán nên khi bên họ có dịch bệnh, biên giới đóng cửa thì ngay lập tức bị thiếu hụt nguồn cung.
"Trong điều kiện này nếu chúng ta làm tốt khâu phân phối, lưu chuyển hàng hóa nơi dư thừa về nơi thiếu thì chẵng những giải cứu được nông sản mà giá bán cũng đỡ hơn cho người nông dân. Nhìn xa hơn thì đây cũng là cơ hội mở rộng “lấy lại” thị trường nội địa cho nông sản”, GS Xuân đề xuất.
Về giải pháp lâu dài để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, theo GS Xuân không còn con đường nào khác chính là bắt đầu từ quy hoạch lại vùng nào trồng cây gì, nuôi con gì chứ không thể để sản xuất theo kiểu ngẫu hứng tự phát như hiện nay được.
Như ở Mỹ, họ cho quy hoạch mỗi khu khoảng 10.000 ha và chỉ trồng một loại nông sản. Gắn với khu sản xuất là khu thí nghiệm, bảo quản, chế biến…chỉ có sản xuất tập trung như vậy thì mới tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng đồng đều và ổn định đáp ứng yêu cầu của thị trường.