Mặc dù đã kinh doanh điện thoại di động trở lại và tham gia cuộc đua 5G, nhưng dường như khó khăn chưa bao giờ thôi đeo bám Nokia.
Nokia đã trải qua những thời kỳ khó khăn nghiêm trọng trong cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, khi họ từ vị trí dẫn đầu về điện thoại thông minh toàn cầu đã trở thành một công ty “tí hon” với chỉ 3% thị phần.
Năm 2013, Microsoft chi hơn 7 tỷ USD để mua lại mảng thiết bị cầm tay của Nokia nhằm tạo ra một hệ điều hành thứ 3 để cân bằng thị trường vốn chỉ có iOS và Android. Tuy nhiên, dự án Windows Phone của Microsoft và Nokia đã bị thất bại. Năm 2015, Microsoft “chia tay” Nokia, khiến hàng nghìn người mất việc.
Mặc dù Nokia đã kinh doanh điện thoại di động trở lại, nhưng mảng này không còn quá tiềm năng như năm 2013.
Tuy nhiên, đối với tất cả những bất ổn mà Nokia đã trải qua, tập đoàn này vẫn là một “ông lớn” trong ngành viễn thông. Hiện tại, Nokia đang cạnh tranh với Ericsson và Huawei để trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về 5G. Nhưng dường như khó khăn vẫn còn ở phía trước của Nokia.
Theo các chuyên gia, sở dĩ Nokia đã trải qua giai đoạn thăng trầm kéo dài do tập đoàn này chưa bao giờ định vị mình là một công ty toàn cầu. Đặc biệt, Ban lãnh đạo của công ty thiếu tự tin, mạnh mẽ và cả nguồn vốn để cạnh tranh mạnh mẽ tại Mỹ cũng như vươn ra toàn cầu.
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Nokia “ngại” đổi mới, mặc dù họ đã chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Điều đó đã khiến Nokia bỏ lỡ cơ hội “bá chủ” trên thị trường điện thoại thông minh. Ngoài ra, “sự bảo thủ” cũng là một trong những nguyên nhân khiến Nokia sa sút phong độ.
Giờ đây, khi Nokia đầu tư mạnh vào mạng 5G, nhưng lại đang có nguy cơ mắc lại những sai lầm tương tự. Lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei lẽ ra phải mang lại cho Nokia một lợi thế kinh doanh đáng kể. Tuy nhiên, vào tháng 4 vừa qua, Nokia đã để mất các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với China Unicom và China Telecom vào tay Huawei, ZTE và Ericsson.
Có thể bạn quan tâm