Nước đi mới của Grab

Huyền Trang 01/09/2019 13:05

Grab vừa công bố sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động mới (mobility) và logistics.

Với sự vươn dài của các doanh nghiệp ngoại có năng lực về tài chính, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang diễn ra cạnh tranh đầy sôi động với những kịch tính hứa hẹn ở phía trước.

p/Grab đã trở thành ứng dụng được lựa chọn hàng đầu của người dân cho các dịch vụ giao nhận thức ăn và kết nối di chuyển.

Grab đã trở thành ứng dụng được lựa chọn hàng đầu của người dân cho các dịch vụ giao nhận thức ăn và kết nối di chuyển.

Grab tất tay

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khoản đầu tư 500 triệu USD này của Grab tiếp nối sự tăng trưởng mạnh mẽ của Grab trong nửa đầu năm 2019 trên cả ba lĩnh vực kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử. Grab cũng sẽ ưu tiên triển khai các lĩnh vực phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác công tư nhằm ủng hộ tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của Chính phủ tới năm 2020 và sau đó.

Kể từ khi hoạt động tại Việt Nam vào năm 2014, đến nay Grab đã trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu trên thị trường và là lựa chọn hàng đầu của người dân cho các dịch vụ giao nhận thức ăn và kết nối di chuyển. Trong khi đó, Moca - đối tác chiến lược của Grab - đang là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về thanh toán điện tử.

Cách đây không lâu, Grab cũng cho biết có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Indonesia trong vòng 5 năm tới nhằm xây dựng mạng lưới vận tải thế hệ mới và thay đổi các dịch vụ quan trọng như chăm sóc y tế tại quốc gia này. Chủ tịch Grab Ming Maa cho biết, giống Indonesia, Việt Nam đang chứng kiến ngày càng nhiều khách hàng trung lưu và khách hàng dùng ứng dụng và website để tiếp cận các dịch vụ.

Trước những bước đi mạnh mẽ của Grab, nhiều người bày tỏ lo ngại rằng “Startup Singapore” sẽ độc chiếm thị trường gọi xe béo bở bằng các thương vụ sáp nhập đình đám.

Có thể bạn quan tâm

  • Grab sẽ rót thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

    Grab sẽ rót thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

    10:37, 29/08/2019

  • Grab ủng hộ việc taxi truyền thống chuyển đổi sang taxi công nghệ

    Grab ủng hộ việc taxi truyền thống chuyển đổi sang taxi công nghệ

    00:30, 15/08/2019

  • Grab rót vốn vào các startup Việt Nam, Malaysia để trở thành siêu ứng dụng

    Grab rót vốn vào các startup Việt Nam, Malaysia để trở thành siêu ứng dụng

    04:16, 02/08/2019

  • Grab, Lazada, Gojek, Lalamove đều có chung mẫu số này để trở thành những công ty khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á

    Grab, Lazada, Gojek, Lalamove đều có chung mẫu số này để trở thành những công ty khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á

    06:36, 09/07/2019

Cơ hội nào cho doanh nghiệp nội?

Nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ ra đời sau khi Grab thâu tóm Uber. Nhưng sau thời gian ngắn, một số ứng dụng Việt đã tỏ ra “đuối sức”, sân chơi vẫn chủ yếu của ứng dụng ngoại.

Cụ thể, sau khi Grab thâu tóm Uber tại thị trường Đông Nam Á hồi tháng 4/2018, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam rầm rộ đầu tư vào ứng dụng gọi xe công nghệ như Aber, VATO, Mai Linh Bike, MLV, Go-ixe, Xelo.... chiếm khoảng trống Uber để lại nhằm cạnh tranh với Grab.

Tuy nhiên, sau 1 năm hoạt động, các ứng dụng gọi xe này mất hút trong bản đồ gọi xe công nghệ ở Việt Nam. Điều này cho thấy miếng bánh thị trường gọi xe công nghệ không “dễ ăn”, nếu các doanh nghiệp không có chiến lược, tài chính "dài hơi" cho cuộc đua này.

Cuộc đua giành thị phần ở mảng vận tải và giao nhận thức ăn được dự đoán sẽ khốc liệt hơn.

Đặc biệt, từng được kỳ vọng sẽ chiếm được thị phần khi Uber bị Grab thâu tóm, Tập đoàn Phương Trang đầu tư 2.200 tỉ đồng vào phát triển ứng dụng gọi xe VATO để phát triển nhưng đến nay việc hoạt động của ứng dụng này vẫn không được như mong muốn của tài xế và khách hàng vì thường xuyên gặp lỗi, khó gọi xe...

Ứng dụng của Aber chào sân hồi tháng 6/2018 với điểm mới không thu chiết khấu của tài xế, tung ra 6 sản phẩm dịch vụ như xe máy, ôtô, giao hàng, xe doanh nghiệp... Chỉ ít tháng, ứng dụng này phải thông báo ngừng hoạt động.

Từng gây xôn xao giữa năm ngoái vì có đối tác chiến lược, vốn là đối thủ lớn của Grab tại Đông Nam Á, đứng sau nhưng Go-Viet gần đây khá im hơi lặng tiếng. Tuyên bố sẽ là ứng dụng đa dịch vụ, gắn liền với đời sống người Việt nhưng Go-Viet “giậm chân tại chỗ” gần nửa năm nay với 3 dịch vụ là gọi xe hai bánh, gọi thức ăn và giao hàng.

Nhưng, như đã nói, thị trường xe công nghệ thật ra là một miếng bánh không dễ ăn nên để có thể tồn tại và cạnh tranh được với “ông lớn” Grab, nhiều chuyên gia khẳng định các ứng dụng xe của Việt Nam phải chiến lược và hướng đi rõ ràng, xây dựng chính sách cạnh tranh và thu hút người dùng.

Nói như chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chính sách giá tốt là yếu tố quan trọng nhất để các hãng thu hút và thắng trong cuộc đua giành thị phần, nhưng giá tốt thôi chưa đủ, cần phải có thêm hai yếu tố nữa là dịch vụ tốt và tiện lợi. Ngoài ra, các hãng cần đẩy mạnh truyền thông, tiếp thị hình ảnh hiệu quả.

Một chuyên gia kinh tế nhìn nhận cuộc đua giành thị phần của các đơn vị được dự đoán sẽ khốc liệt hơn ở mảng vận tải và giao nhận thức ăn.

Một cuộc đổ vốn, “đốt tiền” khuyến mãi để chiếm thị phần, tài xế và khách hàng sẽ có lợi. Đồng thời sẽ đào thải những đơn vị không đủ năng lực, thị trường sẽ bớt rối loạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nước đi mới của Grab
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO