ĐBSCL: Ổn định đời sống, không để người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt

Thùy Linh 09/03/2020 08:15

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn.

Chiều ngày 8/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm: Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Long An và Tiền Giang về hạn hán, xâm nhập mặn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khảo sát thực tế cống ngăn mặn An Hiệp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khảo sát thực tế cống ngăn mặn An Hiệp.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Hạn mặn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Cụ thể, tổng thiệt hại lúa vụ mùa 2019 và đông - xuân 2019-2020 (ảnh hưởng từ 30% năng suất trở lên) khoảng 39.000ha, chiếm khoảng 1,2% tổng diện tích gieo trồng, bằng 9,6% so với diện tích bị ảnh hưởng năm 2015-2016.

Có thể bạn quan tâm

  • Bến Tre: Hút các nhà đầu tư vào du lịch

    Bến Tre: Hút các nhà đầu tư vào du lịch

    00:23, 02/03/2020

  • Tỉnh Bến Tre đề xuất hỗ trợ 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn

    Tỉnh Bến Tre đề xuất hỗ trợ 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn

    09:36, 21/02/2020

  • Bến Tre: Triển khai dự án chống hạn mặn do biến đổi khí hậu

    Bến Tre: Triển khai dự án chống hạn mặn do biến đổi khí hậu

    02:43, 20/02/2020

  • “Hiến kế” chống hạn mặn

    “Hiến kế” chống hạn mặn

    11:03, 02/03/2020

  • Chuyên gia Hà Lan hiến kế chống hạn mặn

    Chuyên gia Hà Lan hiến kế chống hạn mặn

    06:00, 27/02/2020

Tại Bến Tre, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cho biết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến gay gắt, khốc liệt hơn rất nhiều so với đợt hạn, mặn năm 2015-2016; độ mặn đo được trên các con sông của tỉnh đang ở mức rất cao, mặn xâm nhập nhanh và diễn ra sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 2 tháng. Độ mặn 4‰ đã bao phủ toàn tỉnh.

Ngay từ giữa năm 2019, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre đã tiên liệu được tình hình hạn, mặn nên đã chủ động chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch ứng phó từng cấp độ mặn khác nhau. Tỉnh Bến Tre đã triển khai một số công việc trọng tâm như: tuyên truyền, vận động nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất; xây dựng kịch bản ứng phó nhiều cấp độ; tổ chức vận hành hợp lý, có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi đã triển khai; chủ động mua nước từ các nhà máy cấp nước các tỉnh lân cận…

Đối với Bến Tre, xâm nhập mặn bao phủ toàn bộ phạm vi của tỉnh. Trong các kỳ triều cường, tỉnh hầu như không có nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh. Có khoảng 5.115/5.287 héc-ta lúa bị thiệt hại, trong đó, có 5.087 héc-ta bị thiệt hại trên 70%, 28 héc-ta thiệt hại từ 30 - 70%. Diện tích còn lại đang bị ảnh hưởng và có khả năng cao là thiệt hại hoàn toàn.

Hiện hạn mặn đang diễn biến phức tạp nên phần lớn các diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh bị thiếu nước tưới trầm trọng. Nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài và thiếu nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ về thì diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn trong thời gian tới là rất lớn: Khoảng 20 ngàn héc-ta cây ăn trái, gồm: chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh, nhãn, măng cụt...; 72 ngàn héc-ta dừa và hơn 1 ngàn héc-ta cây giống, hoa kiểng trên địa bàn huyện Chợ Lách... Nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, 722 héc-ta nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng. Hiện có khoảng 30% trên tổng diện tích thả nuôi đã bị thiệt hại. 

Hầu hết ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đều sử dụng nước ngọt cho sản xuất. Do đó, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh. Cùng với đó, hạn mặn đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước đã nhiễm mặn trên 2‰...

Các tỉnh ĐBSCL cũng đã đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để ứng phó hiệu quả tình hình hạn, mặn trong khu vực, trong đó cần nhất là việc hỗ trợ kinh phí giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt, ngăn mặn cục bộ; về lâu dài cần có cơ chế điều phối công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn chung toàn khu vực, xây dựng các hồ chứa nước ngọt có sức chứa lớn…

Phát biểu chỉ đạo buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, những kết quả tích cực các tỉnh đã đạt được trong công tác phòng, chống hạn, mặn thời gian qua.

Để công tác phòng chống hạn, mặn khu vực ĐBSCL đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, các tỉnh tích cực, trách nhiệm tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn, mặn; tăng cường thực hiện các Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội; các tỉnh ĐBSCL quyết tâm cao hơn nữa vượt qua khó khăn, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các tỉnh có giải pháp để giải quyết những khó khăn trước mắt. Về lâu dài có giải pháp ứng phó phù hợp, như tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển công nghiệp, dịch vụ… phù hợp với tình hình hạn, mặn xâm nhập. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các tỉnh liên quan tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc giảm dịch bệnh, ổn định đời sống, không để người dân thiếu nước sinh hoạt; theo dõi nguồn nước thượng nguồn để có dự báo, thông tin kịp thời; đánh giá và cân đối nguồn nước sinh hoạt cho người dân; kiên quyết không để người dân có nguy cơ thiếu đói và thiếu nước; đồng thời, chuẩn bị lịch trình tốt nhất cho vụ Hè Thu, điều chỉnh giá thành các sản phẩm dịch vụ thủy lợi…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ĐBSCL: Ổn định đời sống, không để người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO