Tỉnh Bến Tre đề xuất hỗ trợ 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn

Diendandoanhnghiep.vn Tại buổi làm việc giữa tỉnh Bến Tre với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây, tỉnh Bến Tre đã đề xuất Trung ương hỗ trợ tỉnh trên 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng bàn giải pháp cấp nước ngọt cho khu vực thành phố Bến Tre và các khu công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng bàn giải pháp cấp nước ngọt cho khu vực thành phố Bến Tre và các khu công nghiệp.

Số tiền này dự kiến để xây dựng, hoàn thiện một số công trình, dự án ngăn mặn, cung cấp nước ngọt trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, khoảng 200 tỷ đồng để tỉnh đầu tư tiếp hồ chứa nước ngọt, quy mô 1,5 triệu m3 tại 3 huyện ven biển nhằm đảm bảo khả năng trữ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng ven biển.

850 tỷ đồng để triển khai đầu tư tiếp các hạng mục còn lại của Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre, nhất là việc gia cố hệ thống đê ven sông và đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực Cù lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (giai đoạn 2).

Hỗ trợ, bố trí 70 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương phòng, chống hạn mặn để tỉnh thực hiện đắp khẩn cấp một số đập tạm, trong đó có hai đập tạm trên khu vực sông Ba Lai và nạo vét hệ thống thủy lợi dẫn nguồn nước ngọt tưới cho các vườn cây ăn trái huyện Châu Thành và phục vụ cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt của tỉnh hoạt động.

Tỉnh Bến Tre cũng đề nghị được xem xét, hỗ trợ khẩn cấp khoảng 30 tỷ đồng thực hiện phương án vận chuyển nước ngọt từ tỉnh khác về trong giai đoạn hiện nay và đầu tư hệ thống các trạm bơm nước ngọt bổ cấp vào đập tạm, đưa nước ngọt về hồ chứa, nhà máy cung cấp nước để có nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Theo ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngay từ tháng 12/2019, mặn trên các sông chính trong tỉnh xâm nhập nhanh và sớm hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 2 tháng, độ mặn đo được tại các trạm ở mức rất cao.

Theo đó, độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông từ 45-60km, độ mặn 1‰ xâm nhập cách cửa sông từ 52-76km. Từ tháng 01 đến nay mặn tiếp tục diễn biến gay gắt, khốc liệt, xâm nhập nhanh và sâu hơn vào trong các sông chính. Hiện tại, trên sông Hàm Luông và sông Cửa Đại không còn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Theo dự báo, thời gian tới mặn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, mặn xâm nhập sâu và duy trì ở mức rất cao từ nay đến hết tháng 3/2020, sau đó có xu thế giảm, rút dần từ những ngày đầu tháng 4/2020.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Bến Tre trong công tác phòng, chống, ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020. Theo dự báo từ ngày 29/2 đến ngày 6/3/2020 khả năng có một đợt nước ngọt, tỉnh Bến Tre cần tranh thủ cơ hội này để lấy nước ngọt vào cống, đập. Khi có nước ngọt phải bơm ngay với lượng nước tối đa. Khuyến cáo người dân lấy nước vào trữ trong mương vườn, đập tạm.

Về các giải pháp thực hiện trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Bến Tre đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công trình, vận hành hợp lý các công trình đã có, tăng cường các giải pháp đắp đập tạm, tiến hành làm cống, hồ chứa nước ngọt.Thứ trưởng cho biết sẽ ưu tiên thực hiện các công trình, dự án khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tỉnh Bến Tre đề xuất hỗ trợ 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713598539 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713598539 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10