Ổn định thị trường xăng dầu: “Mở cửa” nguồn cung

Diendandoanhnghiep.vn Việc phụ thuộc lớn vào một nhà cung cấp và năng lực dữ trự kém, sẽ khiến cho hậu quả của việc đứt gãy nguồn cung trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Ổn định thị trường xăng dầu: Thay đổi cơ chế điều hành

LTS: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: "Rối thị trường xăng dầu do Bộ Công Thương thiếu nhạy bén" và  chỉ đạo Bộ Công Thương quyết liệt bình ổn giá xăng dầu.

Việc khan hiếm nguồn cung xăng dầu gần đây trong nước (từ tháng 02/2022) đã cho thấy một số điểm hạn chế của các cơ chế, chính sách hiện tại. Thị trường hiện nay vẫn chưa thực sự cạnh tranh bởi: Một là, nguồn cung trong nước đang phụ thuộc lớn vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nơi cung ứng gần 35% thị phần trong nước. Khi nhà máy giảm sản lượng đột xuất, các đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ chịu lỗ nặng do họ phải nhập khẩu từ nước ngoài với mức giá cao hơn, vì không có kế hoạch nhập khẩu từ trước. Hai là, sự cố thiếu hụt xăng dầu này cũng cho thấy bất cập trong việc dự trữ xăng dầu.

Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã ban hành các chính sách phá vỡ thế độc quyền và nâng cao cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam, nhưng tính cạnh tranh trong thị trường này hiện vẫn chưa cao. Vì vậy, có một số giải pháp cần lưu tâm:

Thứ nhất, đẩy mạnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn còn khá thận trọng với việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ và phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định, nếu các đầu mối kinh doanh xăng dầu muốn chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cần phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Tuy chính sách này giúp ổn định về an ninh năng lượng, nhưng lại làm chậm sự mở cửa của thị trường, dễ hình thành nên cơ chế độc quyền nhóm.

>> Cần kíp giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu

Thứ hai, giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy lọc hóa dầu trong nước. Ở Việt Nam, có hai nhà máy lọc hóa dầu lớn là Nghi Sơn và Dung Quất. Trong đó, Nghi Sơn chiếm gần 35% nguồn cung của thị trường. Việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp sẽ khiến cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu bị động khi nhà máy đó giảm sản lượng đột xuất. Các nhà máy lọc dầu được hình thành cho chính sách thu hút FDI trong việc thúc đẩy công nghệ lọc hóa dầu ở Việt Nam và tận dụng nguồn tài nguyên dầu thô ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phù hợp của chính sách này trong bối cảnh hiện tại là một câu hỏi lớn. Mặt khác, sản lượng dầu thô ở Việt Nam có hạn.

Thứ ba, cải thiện cơ chế hình thành giá xăng dầu. Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP, giá xăng dầu được tính và điều chỉnh vào ngày 01, 11 và 21 hàng tháng. Đây là một trong những lý do khiến cho giá xăng dầu thiếu linh hoạt và không theo kịp giá thế giới. Nhà nước cần quy định rõ hơn trong trường hợp nào giá xăng dầu cần được điều chỉnh đột xuất, hoặc rút ngắn thời gian điều chỉnh hơn so với quy định hiện tại.

Theo quan điểm cá nhân, cần ban hành những chính sách “mở cửa” để tạo sự cạnh tranh trong thị trường xăng dầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ổn định thị trường xăng dầu: “Mở cửa” nguồn cung tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713586530 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713586530 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10