TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Ai dẫn đầu cuộc đua tăng vốn ngân hàng năm nay?

Diendandoanhnghiep.vn Chưa bao giờ kế hoạch tăng vốn mạnh của nhiều ngân hàng nóng như trong năm 2021. Với nhiều tham vọng, "ông lớn" ngân hàng nào sẽ dẫn đầu trong cuộc đua kỳ thú này?

MBB là ngân hàng tăng vốn điều lệ lớn nhất trong năm 2021

MBB là ngân hàng tăng vốn điều lệ lớn nhất trong năm 2021

MBB có khả năng vượt Big 3?

Mùa đại hội cổ đông năm 2021 đã đến rất gần. Rất nhiều ngân hàng sẽ trình cổ đông kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. Phương án tăng vốn chủ yếu là từ chia cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời một số ngân hàng còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ, chào bán cho cổ đông chiến lược. Vậy "ông lớn" ngân hàng nào tăng vốn điều lệ lớn nhất trong năm 2012?

Trước tiên, đó là Ngân hàng Quân đội- MBB. Theo tài liệu Đại hội cổ đông đã công bố, MB muốn tăng vốn điều lệ thêm 10.688 tỷ đồng trong năm 2021. Như vậy tổng vốn điều lệ của MBB sẽ lên 38.675 tỷ đồng – cao hơn mức vốn điều lệ của VietinBank, Vietcombank, Techcombank hiện nay.

Ngân hàng có 3 phương án tăng vốn, lần 1 tăng thêm gần 10.000 tỷ từ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 35%), lần 2 tăng thêm 700 tỷ thông qua bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, lần 3 tăng thêm 192,4 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu ESOP.

Tiếp đó là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), HĐQT Sacombank đặt mục tiêu tổng dư nợ tín dụng tới hết năm 2021 tăng 9% lên 372.000 tỷ, nguồn vốn huy động tăng mức tương đương lên 485.500 tỷ. Dựa trên hạn mức cho phép của NHNN và tình hình kinh doanh, Sacombank sẽ điều chỉnh lại mục tiêu huy động và cho vay phù hợp.

Ngân hàng cũng trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2020, theo đó, dự kiến trích 2.384 tỷ đồng cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, dự phòng tài chính, khen thưởng phúc lợi. Lãi sau thuế và trích các quỹ năm 2020 còn 1.874 tỷ đồng, luỹ kế qua các năm lợi nhuận giữ đạt gần 6.500 tỷ đồng.

Với nguồn lợi nhuận giữ lại cao hơn 6.000 tỷ đồng, Sacombank muốn chia cổ tức cho cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ. Hiện nay, đề xuất của Sacombank đang chờ phê duyệt của NHNN.

Vốn điều lệ ACB sẽ vượt ông lớn VPB?

Một phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 cũng được giới đầu tư chú ý, đó là ngân hàng ACB. Theo đó, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 21.600 tỷ lên hơn 27.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%.

Các ngân hàng tầm trung như VIB, MSB, cũng muốn tăng vốn. Trong đó, MSB tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. VIB tăng vốn từ 11.093 tỷ đồng hiện tại lên hơn 15.530 tỷ đồng thông qua việc chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ tối đa 40%.

Các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn là MBB (gần 28.000 tỷ), VPBank (25.300 tỷ), ACB (21.600 tỷ), Sacombank (18.800 tỷ), SHB (17.500 tỷ), HDBank (16.000 tỷ),…Theo đó, nếu MBB có thể tăng vốn thành công lên gần 39.000 tỷ, ngân hàng sẽ vượt Techcombank để trở thành ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất. Đồng thời ACB có khả năng vượt VPBank trong khi SHB và HDBank vượt Sacombank.

Các chỉ tiêu tăng vốn điều lệ năm 2021 của các ngân hàng

Các chỉ tiêu tăng vốn điều lệ năm 2021 của các ngân hàng

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, với kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng lớn và ngân hàng tầm trung, bảng xếp hạng vốn điều lệ trong năm nay sẽ có sự thay đổi. Sở dĩ các ngân hàng ráo riết tăng vốn trong thời gian qua là để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy chuẩn quản trị rủi ro Basel II, đã được hầu hết các ngân hàng nêu trên triển khai từ năm 2019.

Ông Hiếu nhấn mạnh CAR là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số này càng cao có nghĩa là tiềm lực tài chính và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng...

Theo quy định, khi đã triển khai Basel II, ngân hàng sẽ luôn phải duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8%. Ở thời điểm hiện tại, hệ số CAR những ngân hàng kể trên vẫn đang ở mức an toàn, như HDBank là 10,9%, SHB (10,36%), VIB (9,69%)… Nhưng nếu không tăng vốn, hệ số này sẽ giảm dần khi tài sản có rủi ro của các ngân hàng tăng lên. Hay nói cách khác, hoạt động mở rộng kinh doanh cấp tín dụng của các ngân hàng sẽ bị hạn chế bởi giới hạn an toàn nếu như không thể tăng vốn điều lệ kịp thời.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Ai dẫn đầu cuộc đua tăng vốn ngân hàng năm nay? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711666604 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711666604 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10