“Ông trùm” của “đế chế” thức ăn nhanh tại Philippines

Diendandoanhnghiep.vn “Từ khởi đầu khiêm tốn đến đỉnh cao của thế giới” là những từ ngắn gọn về Tony Tan Caktiong, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Jollibee, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất Philippines.

>>> Tessa Wijaya - "của hiếm" ngành công nghệ

Tony Tan Caktiong mang quốc tịch Trung Quốc, là người gốc Hoa thuần túy. Gia đình họ là một trong những gia đình Trung Quốc đến Philippines để thoát khỏi cuộc sống nghèo khó ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. 

Bước ngoặt cuộc đời...

Khi đến đây, cha của Tony được thuê làm đầu bếp trong một ngôi chùa Trung Hoa. Là người chăm chỉ, cha ông sau đó được đề nghị mở nhà hàng riêng ở Davao. Vì không muốn vuột mất cơ hội nên cả gia đình quyết định nam tiến. Sau này, Tony tin rằng đó là một trong những bước ngoặt của cuộc đời họ.

Kể từ khi gia đình Tony nắm giữ công việc kinh doanh, ông cùng với 5 anh chị em khác của mình đã làm việc chăm chỉ khiến cho công việc kinh doanh ngày càng thành công. Khi công việc kinh doanh ổn định, Tony trở lại Manila để theo học ngành Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Santo Tomas.
Một bước ngoặt khác đến với Tony khi ông đến thăm nhà máy Kem Magnolia ở thành phố Quezon, Tony đã ngay lập tức bắt đầu quan tâm đến công việc kinh doanh này, đặc biệt là khi ông biết rằng công ty đang mở cửa nhượng quyền thương mại.

Những gì chàng trai trẻ Tony đã làm sau đó là vay 350.000 peso từ tiền tiết kiệm của gia đình, để mở hai cửa hàng nhượng quyền ở Cubao và Quiapo. Tony rủ thêm một số người bạn cùng kinh doanh. Chỉ vài tháng sau khi khai trương, Tony và những người bạn cùng kinh doanh nhận ra rằng họ cần thành lập một nhóm có tổ chức hơn, bao gồm quản lý cửa hàng và những nhân viên được đào tạo.

Ban đầu, thứ duy nhất họ phục vụ trong nhà hàng là kem. Nhưng khi nhiều khách hàng đến và đi, họ nhận thấy rằng nhu cầu của khách hàng nhiều hơn là chỉ một loại kem. Vì vậy, nhóm đã lên ý tưởng và quyết định về việc thêm bánh mì kẹp vào danh sách thực đơn. Và nó đã được chào đón nồng nhiệt, thậm chí có thời điểm bánh mì kẹp thịt của họ bán được nhiều hơn các sản phẩm kem ban đầu.

Ba năm sau, vào năm 1978, ông quyết định tận dụng sự phát triển này, ngừng nhượng quyền thương mại Magnolia và chuyển đổi cửa hàng của mình thành cửa hàng thức ăn nhanh. Nhưng, thời điểm này Toni và những người bạn gặp phải một vấn đề - họ sẽ đặt tên doanh nghiệp của mình là gì?

Năm 2021, doanh thu tại thị trường nước ngoài chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Jollibee.

Năm 2021, doanh thu tại thị trường nước ngoài chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Jollibee.

Đó là sự khởi đầu của Jollibee. Tony nảy ra ý tưởng rằng người Philippines luôn rất bận rộn, nhưng luôn vui vẻ và tươi cười. Vì vậy, ông nghĩ về một biểu tượng hình ảnh một con ong đỏ tươi cười. Sau này, Tan cho biết, ông chọn con ong vì nó gắn với sự chăm chỉ, và vì mật ong tượng trưng cho những điều ngọt ngào trong cuộc sống. Tiền tố "jolly" được dùng để chỉ hạnh phúc và sự tận hưởng.

Đánh bại "gã khổng lồ" McDonald's

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi của Jollybee, họ đã gặp một đối thủ đáng gờm, đó chính là “gã khổng lồ” thức ăn nhanh McDonald’s đang được thiết lập để thâm nhập vào Philippines. Nhưng với Tony, điều này không khiến ông lo sợ vì ông tự tin rằng dù thế nào đi nữa, Jollybee cũng hiểu người tiêu dùng Philippines hơn ai hết.

Trên thực tế, McDonald's được xem là biểu tượng lớn của ngành công nghiệp thức ăn nhanh thế giới. Với danh tiếng được xây dựng qua nhiều năm, họ có thể chiếm lĩnh các thị trường mới với tốc độ nhanh chóng mặt. Nhưng riêng tại Philippines, hãng đã từng thử rồi thất bại, rồi lại thử và lại … thất bại.

Sau này, các nhà phân tích đã thống kê rằng, McDonald's đã mất hơn 40 năm cố gắng nhưng vẫn không thể trở thành thương hiệu thức ăn nhanh đứng đầu thị trường. Đó là bởi người Philippines đã có Jollibee!

Tony kể lại: “Người Philippines cũng thích ngửi thức ăn của họ trước khi ăn. Họ muốn chắc chắn rằng nó có mùi thơm ngon trước khi họ cắn một miếng”. Chính vì lẽ đó, khẩu hiệu của Jollybee được gọi là "Langhap-sarap" - một cụm từ tiếng Philippines mang nghĩa là "mùi cực ngon".

Vì thấu cảm với người tiêu dùng, Jollibee đã ngày càng phát triển một cách ngoạn mục, họ trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hàng đầu tại Philippines với hơn 50% thị phần và hàng trăm nhà hàng trong và ngoài nước.

Bất kể những ảnh hưởng từ COVID-19, Jollibee đã đạt doanh thu 1,4 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2021, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường nước ngoài chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của công ty và các hoạt động quốc tế của công ty có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Sau này, khi nhìn lại chặng đường hơn 4 thập kỷ đã đi qua, Tony Tan cho rằng để thành công, điều quan trọng nhất là phải dám ước mơ và không sợ thất bại. Nhưng chỉ mơ ước thôi là chưa đủ mà còn phải dồn toàn bộ năng lượng vào đó để hành động biến giấc mơ đó thành hiện thực.

“Một doanh nhân muốn thành công thì không được sợ thất bại mà phải nhanh chóng rút ra bài học từ đó để bước tiếp. Thất bại chỉ là bài học trên con đường thành công mà thôi”, Tony Tan Caktiong, người từng được nhận giải thưởng Ernst & Young World Entrepreneur cao quý nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Ông trùm” của “đế chế” thức ăn nhanh tại Philippines tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714087592 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714087592 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10