Trong bối cảnh trái phiếu trong nước đứng khựng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch huy động vốn ngoại ở thị trường quốc tế hoặc ngay tại trong nước.
Tập đoàn Đất Xanh đã chuyển hướng tìm đối tác mua 300 triệu trái phiếu tương ứng gần 7.000 tỷ đồng theo kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế.
>>> TS Cấn Văn Lực: Áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn là thách thức ở 2023
Trong bối cảnh trái phiếu trong nước đứng khựng, nhiều doanh nghiệp, đã chuyển hướng lên kế hoạch huy động vốn thông qua nhiều hướng.
Đất Xanh trước đây sau sự kiện Tân Hoàng Minh, đã chuyển hướng tìm đối tác tác mua 300 triệu trái phiếu tương ứng gần 7.000 tỷ đồng theo kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế. Còn doanh nghiệp chưa từng có tiền lệ phát hành quốc tế như Nam Long, cũng đã và đang hấp dẫn vốn ngoại từ IFC qua kênh trái phiếu khoảng 1.000 tỷ đồng trong năm 2022; gần nhất trong đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 500 tỷ đồng mới đây, thì Nam Long thu hút 51 nhà đầu tư nước ngoài tham gia bên cạnh 449 nhà đầu tư trong nước.
Những đợt huy động vốn qua trái phiếu dù đang và có thể sẽ còn thưa thớt và không dễ dàng với mọi doanh nghiệp, song sự sẵn sàng chọn mua trái phiếu của doanh nghiệp sau các đợt chào hàng, trong môi trường đồng bạc xanh lên giá, vẫn cho thấy niềm tin của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài vào sự tăng trưởng dài hạn của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Công ty xếp hạng FiinRatings nhấn mạnh là nhà đầu tư ngoại sẵn sàng sàng tin vào doanh nghiệp nếu như thông tin và hồ sơ tín dụng rõ ràng.
Tương tự như vậy, các giao dịch tài sản qua thị trường chứng khoán hiện vẫn đang ghi nhận dòng vốn ngoại gián tiếp vào hầu hết là các doanh nghiệp lớn, điển hình như vốn quỹ ETFs.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Founder FIDT thống kê trong khoảng 4 tuần giao dịch từ 3/11-2/12, khối ngoại tổng cộng đã mua ròng khoảng hơn 19 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng quỹ Fubon của Đài Loan đã đóng góp giải ngân khoảng hơn 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị quỹ ETFs thực tế chỉ mới chiếm khoảng 30% giá trị mua ròng khớp lệnh chung của khối ngoại. Ngoài ra, là một phần dòng tiền “giấu mặt” có thể đến từ P-Notes (Participatory Notes - Chứng chỉ tham gia đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài).
Cũng theo ông Tuấn, tại Việt Nam đã 4 ngân hàng đầu tư nước ngoài quy mô lớn là Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merull Lynch (nay là một bộ phận của Bank of America) đều triển khai phát hành P-Notes cho khách hàng của mình ở nước ngoài.
Do P-Notes là dòng tiền khó lường và tốc độ vào ra nhanh nên đây là dòng tiền có tính chất đầu cơ, thậm chí có tính chất khó quản lý. Ngay cả như vậy, chuyên gia cho rằng tuy động thái, đường đi của dòng tiền ngoại ngắn hạn, có tính chất đầu cơ chưa thể phản ánh việc đặt để một niềm tin dài hạn, song đây cũng sẽ là động lực để các doanh nghiệp có cơ sở phục hồi giá cổ phiếu, giảm áp lực mất giá tài sản, giảm nguy cơ giải chấp cổ phiếu, hao hụt giá tài sản đảm bảo… Nhìn ở khía cạnh tích cực, khi dòng tiền nói chung nhìn thấy cơ hội đầu tư trên thị trường, đó cũng là cơ hội để tái cấu trúc vốn, nợ thuận lợi hơn với các nhà niêm yết.
Có thể bạn quan tâm