Báo cáo PCI 2018 một lần nữa chỉ ra lo ngại các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về vốn chủ sở hữu lẫn quy mô lao động.
Có thể bạn quan tâm
11:42, 28/03/2019
10:48, 28/03/2019
10:45, 28/03/2019
09:56, 28/03/2019
09:34, 28/03/2019
09:30, 28/03/2019
Năm ngoái, báo cáo PCI 2017 đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về vốn chủ sở hữu lẫn quy mô lao động. Nhận định này tiếp tục được khẳng định trong dữ liệu điều tra năm 2018.
Báo cáo PCI 2018 cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp FDI có quy mô nhỏ tăng lên rõ rệt. 9,4% doanh nghiệp được hỏi cho biết có chưa đến 5 lao động, 11% có quy mô từ 5 – 9 lao động, 32% có quy mô nhỏ hơn 50 lao động (tỷ lệ tương ứng trong năm 2017 lần lượt là 7,4%, 10,9% và 31%).
Trong khi đó, số doanh nghiệp tham gia điều tra có sử dụng 1.000 lao động trở lên giảm từ 6,4% (năm 2017) xuống còn 4% (năm 2018).
Năm 2018 chỉ có 5,4% doanh nghiệp có quy mô thuộc nhóm lớn thứ hai (500 – 900 lao động), so với mức 5,8% trong năm 2017, giảm 0,4%.
Sự thu hẹp quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI song hành với sự sụt giảm tương ứng về quy mô vốn.
So với năm 2017, săm 2018 chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong các nhóm quy mô nhỏ - dưới 0,5 tỷ đồng (từ 7,9% lên 10,8%) từ 0,5 tỷ đồng đến dưới 1 tỷ đồng (từ 5,7% lên 6,6%) và từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng (từ 16,7% lên 20,33%)
Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc bốn nhóm lớn nhất đều giảm trong điều tra PCI – FDI năm 2018. Đáng chú ý, chỉ có 3,9% số doanh nghiệp được hỏi cho biết có vốn chủ sở hữu trên 500 tỷ đồng, trong khi năm ngoái tỷ lệ này là 5,9%.
Điều này cho thấy rõ ràng quy mô của doanh nghiệp FDI đang ngày càng nhỏ dần đi.
“Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng nhiều doanh nghiệp FDI nhỏ vào Việt Nam chỉ để làm vệ tinh – nhà cung cấp cho các dự án FDI lớn hơn. Những doanh nghiệp FDI như vậy có thể lấn át các nhà cung cấp trong nước, cản trở khu vực tư nhân nội địa hòa nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu”, báo cáo PCI 2018 chỉ rõ.
Về tình hình hoạt động, báo cáo pci 2018 cho hay trong năm 2018, các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chững lại so với năm 2017.
Tỷ lệ các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư là 11,8%, giảm 1,4% so với năm trước. Có 58,2% số doanh nghiệp cho biết sẽ tăng quy mô lao động, thấp hơn con số 62,4% trong năm 2017.
Trên một nửa số doanh nghiệp FDI (53,1%) báo lãi trong năm 2018. Số doanh nghiệp báo lỗ là 36,7%, gần bằng mức của năm 2017.
Dù có giảm nhẹ so với năm trước, nhưng kết quả điều tra năm 2018 cho thấy vẫn có 56% doanh nghiệp FDI cho biết có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Điều tra PCI 2018 nhận được phản hồi từ 1.577 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại 20 tỉnh, thành phố, những nơi có số doanh nghiệp FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Giống như điều tra PCI đối với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp tham gia điều tra PCI FDI được lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp đang phát sinh hoạt động thuế.