Pelotons “hụt hơi”…

NGUYỄN CHUẨN 12/12/2021 04:00

Đại dịch đã đem lại một sự bùng nổ doanh số của Peloton, một startup chuyên về các sản phẩm tập thể dục tại nhà. Nhưng có lẽ bây giờ đã đến thời điểm họ “hụt hơi”…

  • Peloton và Lululemon “chọc sườn” lẫn nhau

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự “hụt hơi” của Peloton là vào tháng trước, khi công ty tiết lộ doanh số bán xe đạp và máy chạy bộ Peloton đã giảm 17% trong quý gần đây nhất. Hai sản phẩm chiến lược đó là “bánh mì và bơ” của công ty, chiếm đến 60% hoạt động kinh doanh của công ty.

Peloton, một startup chuyên về các sản phẩm tập thể dục tại nhà.

Peloton, một startup chuyên về ứng dụng và các sản phẩm tập thể dục tại nhà.

“Phất lên” nhờ đại dịch

Peloton là một startup được thành lập vào năm 2012, khi hai nhà sáng lập John Foley và Tom Cortese nhận thấy việc ứng dụng công nghệ vào các loại máy tập có thể giúp những người có ít thời gian tập luyện và không cần phải đến các phòng tập thể dục.

Con đường đi của Peloton khá thuận lợi, chỉ một tháng sau khi thành lập, công ty nhanh chóng thu hút được 400.000 USD tiền đầu tư và vào cuối năm đó, con số này đã lên tới 3,5 triệu USD. Và đến năm 2013, Peloton bán chiếc xe đạp công nghệ đầu tiên trên Kickstarter, một nền tảng huy động vốn đại chúng, với giá 1.500 USD và được sự đón nhận khá nồng nhiệt từ khách hàng. Chính nhờ đó Peloton đã có những bước phát triển vượt bậc sau này.

CEO Peloton John Foley. Ảnh: Peloton.

CEO Peloton John Foley. Ảnh: Peloton.

Năm 2017, công ty tiếp tục huy động được số vốn kỷ lục 325 triệu USD, đưa định giá Peloton lên tới 1,25 tỷ USD vào thời điểm đó. Họ bắt đầu mở rộng kinh doanh sang một số nước khác như Úc, Canada... Và đến năm 2019, họ chính thức trở thành công ty đại chúng thông qua việc IPO, thu về 1,16 tỷ USD.

Trên thực tế, doanh thu chính của Peloton đến từ việc bán những chiếc xe đạp và máy chạy công nghệ kèm theo những loại giày dép, quần áo và dụng cụ được sử dụng trong việc tập luyện.

Tuy nhiên, điểm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty là phần mềm hướng dẫn tập luyện của họ, có thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển tới những lớp học vốn không dành cho người bận rộn. Peloton bán cho người tiêu dùng hai gói thành viên thu phí hàng tháng, đây cũng được coi là doanh thu chủ yếu của họ.

Sự khác biệt của Peloton đối với những công ty sản xuất xe đạp và máy chạy truyền thống đó chính là các ứng dụng hỗ trợ người dùng. Và nhờ vào việc bán ứng dụng mà họ có được nguồn thu tương đối ổn định từ các khách hàng, bên cạnh việc bán những sản phẩm mà thị trường đã xuất hiện từ nhiều năm trước.

Nhưng có thể nói, đại dịch COVID-19 mới chính là nguyên nhân chính, khiến cho Peloton “phất lên như diều gặp gió”. Đối với nhiều người, việc tập thể dục tại nhà đã trở thành một điều cần thiết khi các phòng tập thể dục đóng cửa vào năm 2020. Điều đó dẫn đến sự bùng nổ trong việc mua những chiếc xe đạp đắt tiền của hãng, có giá bán lẻ từ 1.500 USD đến 2.300 USD.

Năm 2020, họ đạt doanh thu lên tới 1,825 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2019. Trong đó doanh thu từ các thiết bị đồ dùng đạt 1,462 tỷ USD (chiếm 80% doanh thu), còn lại là doanh thu tới từ việc thu phí thành viên. 

Tính tới hết quý II năm 2021, Peloton sở hữu 5,9 triệu người sử dụng, trong đó tới 92% vẫn tiếp tục sử dụng ứng dụng của họ 12 tháng sau khi cài đặt; doanh thu của họ đạt 931 triệu USD, vượt qua dự báo của các chuyên gia.

  • CEO Peloton và hành trình đưa startup từng bị 400 nhà đầu tư từ chối thành “kỳ lân” 4 tỷ USD
  • Khởi nghiệp từ đồng hồ cho người khiếm thính, mô hình thể thao cho trẻ em

“Hụt hơi” sau đại dịch…

Tuy nhiên, Peloton đã bắt đầu gặp một số vấn đề trong năm 2021, thậm chí họ còn chịu sự điều tra của các cơ quan tại Mỹ khi chiếc máy tập của họ gây ra cái chết cho một trẻ em và chấn thương cho nhiều khách hàng.

Một chiếc máy tập của Peloton. Ảnh: Peloton.

Một chiếc máy tập của Peloton. Ảnh: Peloton.

Chưa hết, thời điểm này tại các nước Mỹ và châu Âu đã gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội. Các phòng tập thể dục và các nhà cung cấp dịch vụ thể dục khác bắt đầu mở cửa trở lại trong năm nay, mọi người đã chán ngấy với lượng thời gian quá chật chội ở nhà, họ vội vàng quay trở lại với các thói quen trước đại dịch. 

"Rõ ràng là chúng tôi đã đánh giá thấp tác động của việc mở cửa trở lại đối với công ty của chúng tôi và toàn ngành", Giám đốc tài chính của Peloton, Jill Woodworth, cho biết trong một cuộc gọi thu nhập gần đây với các nhà phân tích.

Giờ đây, ít người mua mới hơn và thậm chí nhiều người đang cố gắng bán những chiếc máy của Peloton.

Thị trường bán lại OfferUp cho biết số lượng người tìm cách bán máy Peloton của họ đã tăng vọt kể từ tháng Tư. Người ta thấy số người bán Peloton tăng 77% so với mức tăng 25% về số người tìm mua máy tập thể dục Peloton trong cùng khoảng thời gian đó trên OfferUp.

Trong khi Mercari, một thị trường bán lại khác, cho biết họ đã chứng kiến mức tăng khủng khiếp, lên tới … 1,336% so với cùng kỳ năm trước từ tháng 1 đến tháng 12 trong danh sách bán các mặt hàng mang nhãn hiệu Peloton, bao gồm máy tập thể dục và các thiết bị liên quan như giày đạp xe có thương hiệu của hãng.

Matt Powell, cố vấn cao cấp trong ngành thể thao của công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, cho biết một số yếu tố có thể góp phần làm cho nhu cầu giảm dần của Peloton: “Các vấn đề chuỗi cung ứng đang diễn ra đã làm giảm doanh số bán hàng. Và theo truyền thống, luôn có sự sụt giảm đáng kể trong việc sử dụng sau sáu tháng kể từ khi mua một chiếc máy tập thể dục. Chúng thường bị bỏ rơi và trở thành một loại giá treo quần áo đắt tiền”.

Có thể bạn quan tâm

  • Peloton và Lululemon “chọc sườn” lẫn nhau

    Peloton và Lululemon “chọc sườn” lẫn nhau

    04:08, 06/12/2021

  • CEO Peloton và hành trình đưa startup từng bị 400 nhà đầu tư từ chối thành “kỳ lân” 4 tỷ USD

    CEO Peloton và hành trình đưa startup từng bị 400 nhà đầu tư từ chối thành “kỳ lân” 4 tỷ USD

    04:02, 27/08/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Pelotons “hụt hơi”…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO