Phá sản: Cơ hội mới cho Virgin Australia!

Cẩm Anh 23/04/2020 06:30

Virgin Australia đã trở thành hãng hàng không lớn nhất tuyên bố phá sản tự nguyện trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Hãng hàng không Virgin Australia thông báo phá sản tự nguyện do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Hãng hàng không Virgin Australia thông báo phá sản tự nguyện do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã đánh trúng vào yếu điểm của Virgin Australia và khiến hãng hàng không này nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Được biết, Virgin Australia là hãng tiếp theo sau FlyBe - hãng hàng không nội địa lớn nhất nước Anh bị Covid-19 cho "hạ cánh cứng".

Tổn thất của Virgin Australia

Từ nhiều tháng qua hãng hàng không này đã nhanh chóng suy yếu về tài chính và cần một khoản vay trị giá 1,4 tỷ AUD từ chính phủ liên bang vào cuối tháng 3 vừa qua để duy trì hoạt động và giải quyết số nợ lên tới hơn 5 tỷ AUD (3,2 tỷ USD). 

Có thể bạn quan tâm

  • Để tăng thu, các hãng hàng không Việt bán 'vé tháng'

    Để tăng thu, các hãng hàng không Việt bán 'vé tháng'

    15:23, 15/04/2020

  • Hàng không chuyển hướng để không bị “nằm đất”

    Hàng không chuyển hướng để không bị “nằm đất”

    22:20, 07/04/2020

  • "Cơn ác mộng" của ngành hàng không chưa dứt

    11:08, 07/04/2020

  • [COVID-19] Hàng không Việt đang cạn kiệt nguồn lực

    [COVID-19] Hàng không Việt đang cạn kiệt nguồn lực

    06:00, 06/04/2020

Tuy nhiên, chính phủ Úc đã từ chối cung cấp khoản viện trợ này khi cho rằng, việc sử dụng 1,4 tỷ AUD từ tiền thuế của dân để trợ giúp cho một doanh nghiệp lớn như Virgin Australia là không phù hợp, và hành động đó sẽ tạo tiền lệ không tốt cho nền kinh tế Australia. 

Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, chính phủ Úc từ chối viện trợ tài chính cho Virgin Air trong đại dịch COVID-19 vì lo ngại cuối cùng họ sẽ cứu trợ các hãng vận tải nước ngoài đang sở hữu 90% cổ phiếu của hãng hàng không này bao gồm Singapore Airlines Ltdx, Etihad Airways PJSC, HNA Group Co và Nanshan Group Co.

Hiện tại, để nỗ lực trợ giúp Virgin Australia, khi bắt đầu thủ tục tuyên bố phá sản tự nguyện, hãng hàng không này đã nhanh chóng chỉ định 4 chuyên gia thuộc Công ty kiểm toán Deloitte thay ban giám đốc tiếp quản việc điều hành. 

Trước mắt, nhóm này sẽ làm việc với đội ngũ quản lý, nhà đầu tư và chính phủ Úc để cố gắng tái cấp vốn và tái cấu trúc các bộ phận hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp.

Mặt khác, chính phủ Úc cũng đã chỉ định Nicholas Moore, cựu lãnh đạo Macquarie Group Ltd tham gia vào ban quản trị để tìm ra giải pháp giữ cho hàng không này tiếp tục hoạt động; cũng như tránh để hãng hàng không Qantas Airways độc quyền trong thị trường hàng không nội địa Úc.

Đồng thời, như Rico Merkert, giáo sư tại Đại học Kinh doanh Sydney nhận định, nếu việc di chuyển của người dân Australia sớm được nối lại, và các chuyên gia giải quyết được bài toán tài chính, thì nhiều khả năng hãng sẽ có hy vọng.

Do đó, Virgin Australia nên tập trung vào việc điều hành một đội máy bay cốt lõi phục vụ cho các chặng bay nội địa để duy trì một phần hoạt động và chuẩn bị sẵn cho việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân sau dịch COVID-19.

Cơ hội chuyển đổi

Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, việc tái cấu trúc đang mang lại cho Virgin Australia một tia hy vọng mới khi trường hợp của Virgin Australia hiện tại có nhiều điểm tương đồng với Delta, United và American Airlines trước đây. 

American Airlines

American Airlines đã từng nộp đơn phá sản để tái cơ cấu thành công 

Cụ thể, Delta đã từng nộp đơn xin phá sản vào năm 2005, tương tự United Airline nộp đơn vào năm 2002 và American Airlines vào năm 2011.

Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp này đã sử dụng theo chương 11 Luật phá sản để được tái cơ cấu lại theo hướng gọn nhẹ hơn, giảm bớt những đường bay không sinh lời, cắt giảm nhân công, chi phí điều hành và tòa án sẽ đứng ra tạm thời bảo vệ American Airlines trước việc đòi tiền của các ngân hàng cho vay vốn.

Cuối cùng, sau một thời gian tái tổ chức, các hãng hàng không đã có thể trở lại hoạt động. Thậm chí, sau khi Continental và Delta sáp nhập, hai hãng này đã trở thành tập đoàn hàng không lớn nhất nước Mỹ.

Do đó, ngay sau khi có thông tin đội ngũ của Deloitte tiếp quản hãng bay và kiên trì vận hành các đường bay cần thiết trong thời gian tới, đã có hơn 10 bên phát tín hiệu "rất quan tâm" đến việc cứu hãng hàng không này. Hiện, các báo cáo cho thấy các quản trị viên Virgin Australia đang kỳ vọng sẽ nhanh chóng tìm được chủ sở hữu mới cho hãng trong vòng tám tuần.

Nếu đội ngũ của Deloitte có thể bán thành công toàn bộ hãng hàng không cho chủ sở hữu mới, rất có khả năng Virgin Australia sẽ mang một diện mạo mới và có tính cạnh tranh hơn. Đặc biệt, nếu khoản nợ 5 tỷ AUD được giải quyết, điều này sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp hàng không Úc có thể cạnh tranh hơn.

Nhìn chung hưởng của dịch COVID-19 đã dẫn tới nhiều vụ phá sản trong ngành hàng không trên khắp thế giới. Nhưng điều này cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi, tái cấu trúc để trở nên linh hoạt hơn và ổn định hơn về mặt tài chính. 

Sẽ không thiếu máy bay và công nhân lành nghề. Và nếu giá dầu vẫn được giữ ở mức thấp, họ thậm chí có thể được hưởng lợi sau khi dịch bệnh qua đi, và nhu cầu tăng trở lại. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phá sản: Cơ hội mới cho Virgin Australia!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO