Phải tránh rủi ro cạn kiệt không gian chính sách

ĐỖ HUYỀN 23/04/2021 04:50

Là một trong số ít quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch dài hơi, tránh rủi ro “cạn kiệt” không gian chính sách, giảm động lực cải cách thể chế.

Bình luận về không gian cải cách thể chế và phục hồi kinh tế sau đại dịch, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường. Mặc dù được đánh giá là một trong số ít các quốc gia thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, song Việt Nam cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn, tránh rủi ro “cạn kiệt” không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế.

các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam.

Các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam.

“Dưới góc nhìn của chúng tôi, nếu nền kinh tế chậm phục hồi, cải cách thể chế kinh tế cũng sẽ thiếu sự đồng thuận và động lực cần thiết, đồng thời không tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế” - bà Hồng Minh nói. 

Nghiên cứu mới đây của CIEM chỉ rõ, những thành công nhất định trong chỉ đạo và điều hành của Chính phủ từ năm 2020 cho đến nay thể hiện ở những bước chuyển phù hợp, linh hoạt, những phản ứng chính sách kịp thời hay hướng nhiều hơn tới chủ động quản trị bất định đã góp phần vào thành công của kiểm soát đại dịch Covid-19. Chính ở đây, việc đảm bảo các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế có sự song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 

Trong bối cảnh đó, báo cáo của CIEM đưa ra một số cân nhắc về quá trình phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế trong thời gian tới, bao gồm cân nhắc về ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế, về cải cách thể chế kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế, về vai trò của Nhà nước và không gian kinh tế cho khu vực kinh tế tư nhân. Thời điểm tiến hành cải cách cũng được nhìn nhận thấu đáo trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.

Để bảo đảm các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện CIEM sẽ có 3 kịch bản kinh tế cho giai đoạn 2021-2023 gồm bình thường; nới lỏng tài khoá và tiền tệ; nới lỏng tài khoá và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế.

Theo đó, dự báo kinh tế vĩ mô theo một số kịch bản trong giai đoạn 2021-2023, ông Nguyễn Anh Dương cho biết, theo kịch bản 1, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ đạt 5,98%, năm 2022 là 6,45% và năm 2023 là 6,61%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,35%. Còn ở kịch bản 2, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến đạt 6,43%, năm 2022 là 6,8%, năm 2023 đạt 6,83%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,69%.

Ở kịch bản thứ 3, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến đạt 6,47%, năm 2022 là 6,88%, năm 2023 đạt 6,92%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,76%.

“Nếu chỉ nới lỏng tài khoá và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn song đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn. Còn nếu nới lỏng tài khoá và tiền tệ song hành với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Đây cũng là cách để phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • PCI: Dư địa cải cách vẫn còn lớn

    PCI: Dư địa cải cách vẫn còn lớn

    02:00, 18/04/2021

  • Cải cách từ cơ sở

    Cải cách từ cơ sở

    04:10, 16/04/2021

  • PCI là

    PCI là "cánh én góp phần làm nên những mùa xuân cải cách"

    09:00, 15/04/2021

  • Dấu ấn của Chính phủ về cải cách thể chế và chính phủ điện tử mở

    Dấu ấn của Chính phủ về cải cách thể chế và chính phủ điện tử mở

    10:35, 26/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phải tránh rủi ro cạn kiệt không gian chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO