Phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức 1,6-1,8%

Vân Du 31/03/2018 10:59

Đây nội dung chính trong chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc theo dõi diễn biến giá cả và công tác điều hành, kiểm soát giá trong năm 2018.

CPI tháng 3 năm 2018 tăng 0,97% so với tháng 12/2017.

Theo Văn phòng Chính phủ, trong 3 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng biến động theo quy luật tiêu dùng hàng năm theo đúng kịch bản đã được dự báo trước: tăng cao trong hai tháng Tết và giảm trở lại sau Tết.

CPI tháng 3 năm 2018 tăng 0,97% so với tháng 12/2017, CPI bình quân quý 1/2018 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2017. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước ước tăng 1,34%. Đây là mức tăng sát với kịch bản dự báo và trong tầm kiểm soát của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 ở mức 4%.

Có thể bạn quan tâm

  • Giữ lạm phát 4% tuy khó nhưng có thể thực hiện được

    08:51, 31/03/2018

  • Vì sao lạm phát tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm?

    06:04, 05/03/2018

  • Lạm phát năm 2018 chủ yếu đến từ đâu?

    05:35, 22/02/2018

  • “Ẩn số” của lạm phát 2018

    05:17, 29/01/2018

  • Lạm phát năm 2018 có thể tăng từ 3-3,5%

    05:10, 17/01/2018

Dự báo trong 9 tháng còn lại của năm 2018, qua phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới cho thấy mặt bằng giá thị trường chịu tác động đan xen của các yếu tố làm tăng áp lực và các yếu tố kiềm chế tốc độ tăng giá.

Rủi ro về áp lực tăng giá chủ yếu đến từ yếu tố thị trường như xu hướng phục hồi của giá xăng dầu và một số nguyên liệu chính trên thị trường thế giới, gắn với đó là việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số dịch vụ công như dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước...

Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố tác động sẽ giúp kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như cung cầu hàng hóa được cân đối, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá một số nhóm mặt hàng có xu hướng giảm khi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ…

Về phương hướng điều hành cụ thể, Phó thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Chú trọng kiểm soát cung tiền và tiếp tục áp dụng các biện pháp để trung hòa nguồn ngoại tệ thu được từ nguồn đầu tư nước ngoài.

Trước đó, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 năm nay giảm 0,27% so với tháng trước, đồng thời tăng 2,66% so cùng kỳ năm trước và tăng 0,97% so với tháng 12 năm trước. Tổng cục Thống kê cho rằng rủi ro CPI tăng cao vượt kỳ vọng đã được giảm bớt so với thời điểm cuối tháng 2 vừa qua. Tuy vậy, diễn biến khó lường của giá các mặt hàng nguyên liệu trên thế giới vẫn là yếu tố cần thận trọng và có ảnh hưởng lớn tới diễn biến của CPI các tháng tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phấn đấu kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức 1,6-1,8%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO