Phân loại rác thải đầu nguồn - vẫn loay hoay “như gà mắc tóc”?

NHẬT QUANG 07/09/2023 04:00

Việc phân loại rác thải từ đầu nguồn đã và đang được nhiều người ủng hộ thực hiện.

>>Giải pháp nào giảm áp lực rác thải ra môi trường?

Người dân Việt Nam gần đây nhận thức về công tác bảo vệ môi trường có phần cao lên. Phần do được tuyên truyền trên truyền thông, mạng xã hội, phần do đi ra nước ngoài nhìn nhận cảnh quan, vệ sinh, quản lý...  dẫn đến sự so sánh về môi trường giữa Việt Nam và nước bạn. Phần nữa là do tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã rất nặng nề, rác thải khắp nơi, các kênh mương đen kịt, bốc mùi..., nhiều căn bệnh bắt nguồn từ sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, sử dụng chất hoá học, thuốc Tây bừa bãi tràn lan.

Người dân cảm thấy sợ, thấy cần phải có các biện pháp tích cực để cải thiện môi trường. Người dân nhận ra xả rác bừa bãi là ném mầm bệnh vào cuộc sống của mình, là ném thuốc độc vào tương lai của con cháu sau này. 

ff

Việc phân loại rác thải từ đầu nguồn được nhiều người ủng hộ.

Cho nên việc phân loại rác thải từ đầu nguồn đã và đang được nhiều người ủng hộ thực hiện. Thế nhưng đến nay hoạt động này vẫn chỉ là hoạt động thí điểm, chưa nhân rộng ra khắp cả nước, tạo thành thói quen trong nếp sống sinh hoạt.

Từ tháng 6/2023, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành phối hợp với một số quận, huyện có điều kiện đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, xây dựng phương án phân loại chất thải rắn tại nguồn, nhưng đến nay vẫn có nhiều điểm bất cập chưa thể nhân rộng mô hình như kỳ vọng.

Thực tế, khái niệm phân loại chất thải rắn từ đầu nguồn cũng như khái niệm về 3R trong quản lý rác thải không hề mới mẻ. Từ những năm 2000, tổ chức Jica của Nhật Bản đã có những chương trình dự án triển khai nguyên tắc 3R bao gồm: Reduce – giảm thiểu; Reuse - tái chế; Recycle - tái sử dụng.

Người Nhật làm tốt về công tác môi trường từ lâu rồi, kênh nước thải của họ nước trong vắt, cá bơi lượn tung tăng. Rác thải rắn phân loại từ đầu nguồn, loại có tính chất nguy hại như pin thải chỉ thu vào thứ sáu hàng tuần. Họ không mua thứ không cần thiết chỉ để thoả mãn sở thích, ưu tiên mua sản phẩm có tuổi thọ cao, luôn loại bỏ thứ không cần thiết, giảm lượng phát thải và không gây tồn đọng rác.

Người viết có dịp được sống cùng nhiều gia đình người Nhật giàu có, thấy ý thức của họ rất cao, lon bia uống xong còn tráng nước sạch sẽ mới bỏ ra thùng rác. Những chai lọ thuỷ tinh khi dùng xong được giữ lại để lưu giữ các chất lỏng khác chứ không vứt bỏ ngay.

Với rác thải có thể tái chế, họ coi đó là nguồn tài nguyên quan trọng để tái sản xuất những rác thải, phế liệu dạng nhựa hay kim loại, họ cẩn thận sắp xếp theo các thùng hộp đựng quy định để được thu gom tái chế. 

Quy trình phân loại rác thải đầu nguồn.

Quy trình phân loại rác thải đầu nguồn.

>>Nghệ An “đau đầu” với công tác xử lý rác thải sinh hoạt

>>Khi du lịch Việt “mất điểm” vì rác thải nhựa: Giải pháp nào?

Quan trọng nhất là người Nhật có cơ sở hạ tầng để xử lý cuối nguồn, chất thải rắn phân loại từ đầu nguồn theo các luồng rõ ràng. Những đồ vật còn có thể để người khác sử dụng sẽ được tập trung lại kho trung chuyển, được hiển thị rất rõ ràng. Phế liệu tái chế sẽ theo xe chuyên dụng đến cơ sở thu gom tái chế, phần nguy hại sẽ đưa đến nhà máy xử lý chuyên biệt.

Ngày còn ở Nhật, người viết được hướng dẫn phân loại rác theo tiêu chuẩn đốt được và không được, được theo một quan chức của thành phố FUJI thuộc tỉnh Shizuoka tham quan nhà máy xử lý rác. Xe rác vận chuyển chở đến lò đốt, nhiệt lượng từ lò đốt thu được sẽ dùng luôn vận hành máy phát điện cho nhà máy xử lý rác thải  hoạt động, tro than cũng được xử lý triệt để đến cuối cùng.

Do vậy, muốn thành công việc thực hiện phân loại chất thải rắn đầu nguồn ở các thành phố lớn của Việt Nam, việc cần làm trước là xây dựng hệ thống nhà máy xử lý cuối nguồn. Người dân nhận thấy rõ việc phân loại từ đầu nguồn của họ có tác dụng, nhìn thấy sản phẩm được phân loại của mình được sử dụng hiệu quả. Chứ phân loại được ở đầu nguồn nhưng cuối nguồn lại gom chung thì cũng “hoà cả làng” vì “mèo lại hoàn mèo”, các loại vẫn trộn lẫn với nhau đi ra bãi rác.

Tâm lý và thói quen người Việt là sống ở làng quê rộng rãi, rác thải là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là nhiều nên việc xả rác thành thói quen. Ăn chuối xong vung tay ném vỏ ra vườn, ăn mít xong quăng xuống ao làm thức ăn cho cá…, khi ra thành phố thói quen này chưa dễ bỏ.

Để thí điểm việc phân loại chất thải rắn từ đầu nguồn, hiện nay có thể dễ dàng tiến hành tại các khu chung cư, nơi tập trung số lượng người sinh sống lớn, có trình độ dân trí khá cao, hay các khu đô thị dân cư mới thành lập, nên cơ quan chủ quản cần lập rõ bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn phân loại đơn giản, dễ hiểu phổ biến đến người dân.

Xe thu gom có thể sơn theo màu loại hình rác thải sẽ chuyên chở, rác thải được phân loại theo các túi có màu, kích cỡ, độ bền tương ứng với chủng loại thu gom. Đơn giản nhất là túi đựng loại gì sẽ in hình ảnh chủng loại cần thu gom. Người công nhân vệ sinh phải được đào tạo bài bản để hướng dẫn người dân  cách thức khi phân loại chất thải, có như vậy mới không còn tình trạng loay hoay “như gà mắc tóc”. Như hôm lên Hà Nội chơi nhà cậu bạn hỏi rác này vứt ở đâu, thùng nào mà bạn cứ ngây đơ mặt ra.

Cần lắm sự xã hội hoá để nhà nước và nhân dân cùng tham gia bảo vệ môi trường, cùng hợp tác đầu tư xây dựng những nhà máy xử lý rác thải, quy mô hiện đại, biến thùng rác thành mỏ vàng để khai thác, thay vì thu gom vào các bãi rác tập trung gây ô nhiễm như bây giờ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất cập phân loại rác thải tại nguồn

    15:23, 20/04/2023

  • Giải pháp nào giảm áp lực rác thải ra môi trường?

    00:30, 21/08/2023

  • Nam Định: Khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành đã triển khai đến đâu?

    01:44, 11/08/2023

  • Xử lý rác thải thực phẩm thành thức ăn hữu cơ trong chăn nuôi

    10:08, 14/06/2023

  • Biến rác thải thực phẩm thành thức ăn hữu cơ trong chăn nuôi

    09:33, 13/06/2023

  • Biến rác thải thực phẩm thành thức ăn trong chăn nuôi

    08:33, 13/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phân loại rác thải đầu nguồn - vẫn loay hoay “như gà mắc tóc”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO