“Phản ứng” nhanh với các “bước ngoặt” không gian phát triển mới

Bài và ảnh: NGUYỄN VIỆT 01/03/2024 03:50

Chúng ta đang sống trong một thế giới rất bất định, mặc dù cải cải cách thể chế là ưu tiên số 1, nhưng vẫn phải “phản ứng” nhanh và linh hoạt với không gian phát triển mới.

>>Công bằng cơ hội quyết định công bằng kinh tế

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ về những thay đổi mang tính “bước ngoặt” đối với không gian phát triển mới sẽ tác động đến Việt Nam trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Theo chuyên gia Võ Trí Thành, để phát triển bền vững, trước tiên môi trường kinh doanh của Việt Nam phải minh bạch.

“Năm 2000 tôi có nêu kiến nghị, chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn tới là đàng hoàng hoá thu nhập. Chúng ta có thể giàu nhưng phải là những người văn minh. Tất nhiên, đây vẫn còn là một chặng đường dài”, chuyên gia Võ Trí Thành nói.

Chuyên gia Võ Trí Thành đánh giá, khoảng 5 – 7 năm trở lại đây, không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng đang trong “bước ngoặt” quan trọng về tái cấu trúc và định hình lại mô hình phát triển.

Cụ thể, mô hình phát triển đã có sự khác biệt rất nhiều so với trước đây. Trong khi, chúng ta đang hướng đến xây dựng một Việt Nam phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 thì sẽ phải vận dụng nhanh ý tưởng và mô hình phát triển mới.

Đối với ý tưởng phát triển, thường được gắn với các khái niệm như bền vững, nhanh, tăng trưởng cao, bao trùm, sáng tạo, con người là trung tâm… Nhưng ở góc độ mô hình phát triển thì đang có thay đổi mang tính “bước ngoặt”.

Đó là, sự chuyển đổi mô hình phát triển từ nâu sang xanh, kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế thực sang kinh tế số, sáng tạo và thị trường sang thúc đẩy sáng tạo… “Như vậy, có rất nhiều sự thay đổi trong mô hình phát triển”, chuyên gia Võ Trí Thành chia sẻ.

Nhìn về mô hình phát triển, hiện nay chúng ta hay nói đến “hàm sản xuất” trong đó nhấn mạnh đến dữ liệu (data). Tất cả những vấn đề từ hạch toán, cạnh tranh… đang có sự thay đổi trong mô hình kinh doanh.

“Ngoài đất đai, vốn, công nghệ thì dữ liệu cũng đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh”, chuyên gia Võ Trí Thành bày tỏ.

Về phát triển quốc gia, chuyên gia Võ Trí Thành đánh giá chúng ta thường nhấn mạnh đến tối đa hoá tăng trưởng, nhưng cũng phải tính đến tối thiểu hoá phát thải carbon.

“Đây là hàm mục tiêu cũng rất quan trọng, yếu tố này đang được các nhà kinh tế nghiên cứu”, chuyên gia Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có một yếu tố liên quan đến kinh doanh tác động vào cạnh tranh mà các nhà kinh tế chưa giải quyết được, đó là hạch toán. Đơn cử, hoạch toán dữ liệu như thế nào? Hoạch toán xanh ra sao?

Trước đây, chúng ta có tính GDP xanh nhưng đây chỉ là bước đầu. Nếu không hiểu các vấn đề khác như minh bạch, cải cách thể chế, cạnh tranh, phát triển thị trường… thì sẽ nảy sinh bất cập bên cạnh những phương thức tính toán truyền thống.

>>Việt Nam cần một triết lý toàn diện cho phát triển

>>Quyết liệt đổi mới để Việt Nam sớm “hoá rồng”

Vẫn theo chuyên gia Võ Trí Thành, hiện nay thế giới có đề ra hai nhóm chính sách. Đó là, câu chuyện không phải nhìn xa bao nhiêu năm, mà là tái cấu trúc nền kinh tế và những mô hình phát triển mới.

Về thể chế, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới bên cạnh tái cấu trúc thì có hai nhóm chính sách về thể chế, đặc biết với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhóm thứ nhất, vượt qua khủng hoảng. Nhóm thứ hai, tạo ra không gian mới, nền tảng mới cho phát triển.

Tuy nhiên, Việt Nam là một nước có thể chế truyền thống chưa hoàn thiện. Như vậy, hoàn thiện thể chế truyền thống, đặc biệt là các thị trường có nhân tố sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.

“Nhưng để xây dựng thể chế mới để tạo ra những động lực mới, không gian phát triển mới thì Việt Nam lại rất chậm. Ví dụ, như Fintech (công nghệ tài chính) của Việt Nam còn đi sau Malaysia, Indonesia, Thái Lan và  Ấn Độ. Hoặc dịch chuyển tài năng và dịch chuyển lao động có kỹ năng xuyên biên giới hay trong nội bộ đất nước là cả một câu chuyện lớn đối với Việt Nam”, chuyên gia Võ Trí Thành bày tỏ.

Vẫn theo chuyên gia Võ Trí Thành, chúng ta đang sống trong một thế giới rất bất định, mặc dù cải cải cách thể chế là ưu tiên số 1, nhưng vẫn phải “phản ứng” nhanh và linh hoạt với không gian phát triển mới.

Hiện nay có 4 khái niệm mới về quản trị mà thế giới cũng như Việt Nam đang cần, bao gồm linh hoạt, tốc độ, tính đến tất cả các bên liên quan, học hỏi và làm lại. Vấn đề là chúng ta phải làm như thế nào để kết hợp được các “tuyến tính” này với cái mới, cũng chính là cải cách bộ máy nhà nước.

“Cải cách thể chế Việt Nam đã và đang làm nhưng còn chậm. Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện các thể chế, khung khổ pháp lý truyền thống, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận những động lực phát triển mới. Đặc biệt, liên quan đến các xu hướng kinh tế xanh, kinh tế số…”, chuyên gia Võ Trí Thành nói. 

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Xác định 3 trụ cột xuyên suốt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5%

    10:10, 29/02/2024

  • Giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế

    05:25, 28/02/2024

  • Kinh tế Việt Nam 2024: Tỷ giá khó biến động, lãi vay cần giảm sâu

    05:05, 28/02/2024

  • Công bằng cơ hội quyết định công bằng kinh tế

    01:34, 27/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Phản ứng” nhanh với các “bước ngoặt” không gian phát triển mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO