Phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

THY HẰNG 25/02/2022 10:59

Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp vùng.

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Ban chỉ đạo) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2020 - 2025.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, đến năm 2030, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, đến năm 2030, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ban chỉ đạo giúp Bộ trưởng điều phối, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tham mưu điều phối vùng sản xuất trọng điểm; tham mưu điều phối các chương trình, dự án của Chính phủ và tổ chức quốc tế; phối hợp với Tổ điều phối cấp tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Cùng với đó là cung cấp thông tin và tham mưu, đề xuất các chương trình dự án liên quan tới chủ trương phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tác động của các cơ chế, chính sách của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ban chỉ đạo tham mưu Bộ trưởng báo cáo và triển khai chỉ đạo của Hội đồng điều phối vùng; theo dõi, đôn đốc và giúp Bộ trưởng giải quyết các vấn đề điều phối trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Bộ trưởng theo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ điều phối phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ban chỉ đạo do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban; ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch làm Phó trưởng ban. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp việc Ban chỉ đạo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 3588/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/9/2020 về việc thành lập Tổ giúp việc điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2020-2025.

Là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và là vùng kinh tế quan trọng trong sự phát triển bền vững của cả nước, có vị trí địa chính trị và địa quân sự hết sức quan trọng.

>>>Cần hoàn thiện hạ tầng giao thông thuỷ, bộ để kết nối nội vùng và liên vùng ĐBSCL

>>>TP.HCM và ĐBSCL: Liên kết cùng phát triển

Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị khóa IX nêu rõ mục tiêu "xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước". Sau 18 năm triển khai Nghị quyết, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

đẩy mạnh theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân

Việc phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL cần đẩy mạnh theo hướng xây dựng chuỗi giá trị cho nông sản.

Trong giai đoạn 2004 - 2020, nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,54% GDP nông nghiệp cả nước và 30% GDP chung của vùng. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2004 - 2020 đạt 4,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (3,76%).

ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,51 triệu tấn gạo, chiếm 56% tổng sản lượng của cả nước; 671,7 nghìn tấn tôm, chiếm 83,51%; 1,41 triệu tấn cá tra, chiếm 98% và 4,3 triệu tấn trái cây, chiếm 60%.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam từng thẳng thắn thừa nhận, quá trình phát triển của ĐBSCL đang chậm lại so với nhiều vùng khác.

“Lĩnh vực nông nghiệp vốn có lợi thế nhưng chưa phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, muốn phát triển ĐBSCL cả về nông thôn mới, môi trường… thì cần phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, đến năm 2030, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, vùng cần tổ chức sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; đổi mới chính sách đất đai, cho phép xây dựng cơ chế đặc thù để thúc đẩy chuyển đổi, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

“Thời gian tới, cần phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới, trên cơ sở tái cấu trúc ngành nông nghiệp cho bền vững và phù hợp với điều kiện tự nhiên”, TS. Đinh Lâm Tấn, Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Hơn nữa, chính sách tín dụng cần được đẩy mạnh theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nhất là theo ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp.

Đặc biệt, cùng với nguồn ưu tiên từ ngân sách trung ương, vùng cần thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với việc xây dựng hạ tầng; đặc biệt là hạ tầng cho phát triển chế biến sản phẩm, vùng chuyên canh chủ lực; ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực..

Có thể bạn quan tâm

  • Ủy ban kiểm tra Trung ương thành lập Vụ địa bàn VIII tại ĐBSCL

    14:19, 23/02/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

    21:40, 14/01/2022

  • Cần hoàn thiện hạ tầng giao thông thuỷ, bộ để kết nối nội vùng và liên vùng ĐBSCL

    18:17, 25/12/2021

  • TP.HCM và ĐBSCL: Liên kết cùng phát triển

    11:00, 21/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO