Phát triển đội tàu pha sông biển (Kỳ I): Tàu sông “bỗng dưng” ra biển

Diendandoanhnghiep.vn Chưa đến 3 năm, lượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện vận tải ven biển (VR-SB) qua cảng biển tăng gấp 7 lần. Tuy nhiên việc phát triển phương tiện VR-SB “nóng” có nguy cơ phá vỡ quy hoạch.

Nếu tàu biển cấp hạn chế 3 không được hoán cải, các chi phí để đóng mới tàu cao thì tàu SB được phép hoán cải, nâng tải trọng tàu lên, mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp.

br class=

Sự phát triển nóng đội tàu VR-SB có nguy cơ phá vỡ quy hoạch.

Lợi đủ đường

Thông thường, một tàu biển cỡ 2.000 tấn phải biên chế 11 thuyền viên, chi phí lương bổng mất khoảng 130 triệu/tháng nhưng trọng tải nhỏ, hàng chở được ít, tiền lãi thu về chẳng được là bao, thậm chí nhiều chuyến phải bù lỗ. Trong khi đó, một tàu VR-SB cỡ 5.000 tấn cũng chỉ phải biên chế 11 thuyền viên, lương bổng tương tự nhưng sức chở tăng lên 2,5 lần, khoản thu một chuyến tàu tăng lên rất lớn. Chưa kể lượng nhiên liệu được tiết kiệm đáng kể.

Không chỉ có những lợi thế trên, tàu VR-SB còn mang tính giá trị kinh tế cao cả về chi phí đóng tàu và chi phí cầu cảng. Theo ông Lê Quý Giang, Công ty TNHH Thương Mại & Vận tải Hải Nam (Thủy Nguyên, Hải Phòng), nếu đầu tư một tàu biển cỡ 5.000 tấn, số vốn bỏ ra khoảng 100 tỷ đồng thì cũng trọng tải đó, chi phí đóng hoặc hoán cải một chiếc tàu SB chỉ mất khoảng 50 – 60 tỷ đồng. Đặc tính “con lai” giữa tàu sông và tàu biển cũng giúp chi phí cầu cảng của tàu SB rẻ hơn so với tàu biển khoảng 30%. Lợi thế đó giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng khoảng 40% so với chạy tàu biển. Nếu một chiếc tàu biển 2.000 tấn sau khi trừ chi phí khấu hao, nhân công còn được 60 triệu thì cùng cỡ đó, ở tàu SB, doanh nghiệp sẽ lãi được khoảng 100 triệu.

Một lợi thế vô đối của tàu VR-SB là sự cơ động. Nếu như tàu biển cỡ lớn chỉ có thể cập các cảng biển thì VR-SB lại có thể len lỏi sâu các cảng nội địa. Đây chính là lợi thế tiết giảm chi phí, thời gian đáng kể vận chuyển hàng hóa do phải tăng bo từ cảng đến nơi tập kết.

Ông Trương Xuân Hoàn, Giám đốc Công ty Vận tải biển Long Tân (Hải Phòng) cho biết, tàu VR-SB ra đời với tấm “lệnh bài đa năng” vừa có thể vào sông, vừa có thể đi biển, VR-SB giúp DN đa dạng được nguồn hàng như: hàng rời, clinker. Nó cũng là loại hình có thể linh hoạt tiếp cận các cảng biển có mớn nước nông, tàu lớn không vào được.

Tăng trưởng nóng đội tàu

Ông Nghiêm Quốc Vinh, PGĐ cảng vụ Hàng hải Hải Phòng nhớ lại, trong vòng 6 tháng từ ngày khai trương tuyến (07/07/2014) đến cuối năm 2014, số lượt tàu trên tuyến đạt 102 tàu. Chỉ 1 năm sau, lượt tàu tăng gấp 3 lên 307 tàu. “Với mục tiêu khai thác tốt điều kiện tự nhiên, giảm áp lực vận chuyển hàng hóa cho đường bộ và kết nối hài hòa các phương thức vận tải, năm 2014 Bộ GTVT đã công bố tuyến vận tải ven biển từ Bắc đến Nam, các chủ tàu ai nấy đều phấn khởi ra mặt khi Bộ GTVT mở ra một hướng vận tải mới có nhiều cơ hội phát triển hơn. Đặc biệt, có những chủ tàu đã thấy được tiềm năng nhưng không dám chạy, đến khi tuyến kết nối được quy định pháp luật cho phép thì vô cùng mãn nguyện”, ông Vinh nói.

Hiện nay, tuyến vận tải VR-SB chạy từ Bắc - Nam như các tàu biển. Với chi phí đầu vào, chi phí vận hành và khai thác thấp làm cho giá cước cạnh tranh nên phương thức vận tải này có nhiều lợi thế để phát triển. Khối lượng hàng hóa được các phương tiện VR-SB vận tải thông qua cảng biển từ khi mở tuyến đến hết tháng 4/2019 đã đạt gần 85 triệu tấn hàng hóa với hơn 81.500 lượt phương tiện ra vào cảng biển. Chỉ tính riêng năm 2018, sản lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện VR-SB qua cảng biển đạt gần 35 triệu tấn (tăng gấp 7 lần so với năm 2015 chỉ có 5 triệu tấn).

Đặc biệt, theo quy hoạch về phát triển vận tải sông pha biển được phê duyệt, đội tàu VR-SB có trọng tải đến 5.000 DWT và quy mô lên 85.000 DWT vào năm 2020 và khoảng 1.515.000 DWT vào năm 2030. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa tàu VR-SB đảm nhận khoảng 17,1 triệu tấn vào năm 2020 và lên 30,3 triệu tấn vào năm 2030.

Như vậy, đội tàu VR-SB sẽ được xem là đội quân hùng hậu trong tương lại gần. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay, việc phát triển phương tiện VR-SB đã vượt quá quy hoạch và không phù hợp với loại hình sông pha biển khi có tàu có trọng tải trên 20.000 DWT. Đồng thời, với việc gia tăng phương tiện nhanh chóng đã dẫn đến số vụ tai nạn gia tăng theo từng năm. Từ năm 2014 đến nay đã xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, đặc biệt phương tiện tự chìm khi đang vận hành trên biển là rất đáng quan ngại.

Kỳ II: Có phá vỡ quy hoạch?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển đội tàu pha sông biển (Kỳ I): Tàu sông “bỗng dưng” ra biển tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714183727 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714183727 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10