Phát triển logistics tại doanh nghiệp để giảm chi phí

LAN VŨ 07/01/2022 04:00

Một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đó là phát triển nguồn lực cho hoạt động logistics tại doanh nghiệp của mình.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy hoạch cảng hàng không phải góp phần giảm chi phí logistics

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội, đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất công nghiệp như ô tô, cơ khí, thép... sụt giảm nghiêm trọng. Đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da - giày, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới.

Tuy nhiên, nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh.

Bên cạnh những khó khăn từ thị trường, dịch bệnh, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do sự tăng đột biến các loại chi phí logistics. Phản ánh của các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như dệt may, đồ gỗ, chế biến nông thủy sản... cho thấy chi phí logistic có sự gia tăng mạnh từ năm 2020 tới nay về cước vận tải và tình trạng thiếu container. Ở một số cảng, giá đã tăng gấp đôi so với giá mấy tháng trước và gần gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020. Ví dụ, giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Southampton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600USD/ container, đến tháng 5/2021 đã lên tới 9.100USD/ container. Tương tự, giá vận tải container từ Việt Nam đi cảng Los Angeles (Hoa Kỳ) đầu năm 2020 là 1.800USD/ container, song đến tháng 5/2021 là 8.000USD/container...

Bên cạnh những khó khăn từ thị trường, dịch bệnh, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do sự tăng đột biến các loại chi phí logistics.

Bên cạnh những khó khăn từ thị trường, dịch bệnh, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do sự tăng đột biến các loại chi phí logistics.

Theo TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, trong hoàn cảnh mới, với nhiều bất trắc, khó đoán định diễn biến dịch bệnh, một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và chủ động trong sản xuất, kinh doanh đó là phát triển hoạt động logistics trên cơ sở phát triển nguồn lực cho hoạt động logistics tại doanh nghiệp của mình. Thậm chí còn phát triển một số hoạt động và dịch vụ logistics vốn vẫn được thuê ngoài trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Trên thực tế đã có những doanh nghiệp lớn chủ động tìm giải pháp và đã thành công trong việc tiết giảm chi phí logistics, Tổng Công ty CP May Nhà Bè là một điển hình. Năm 2013, doanh nghiệp này đã thành lập Công ty NBC Logistics để tự vận chuyển, bốc dỡ và làm các thủ tục xuất nhập khẩu cho sản phẩm của doanh nghiệp. Công ty NBC Logistics đã mang lại hiệu quả lớn, giúp tiến gần hơn mục tiêu phát triển toàn diện của Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy hoạch cảng hàng không phải góp phần giảm chi phí logistics

>>GIẢM CHI PHÍ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI: Một đồng cũng quý!

Để thuận tiện cho việc giao dịch các thủ tục, NBC Logistics mở văn phòng đại diện ở Thượng Hải (Trung Quốc), nhiều doanh nghiệp dệt may khác đã tìm đến để thuê làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Đến nay, việc tự làm dịch vụ logistics cho khoảng 70% hàng hóa đã giúp Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè tiết kiệm được nhiều chi phí. Nếu chi phí cho việc xuất nhập khẩu trước đây công ty mất khoảng 6 tỷ đồng thì nay chỉ mất dưới 4 tỷ đồng mỗi năm.

Theo đại diện doanh nghiệp này, nhiều hãng tàu làm dịch vụ thu phụ phí cao, theo cách của họ thì một lô hàng có thể mất đến 100 USD/khối cho hàng hóa gom về từ Hong Kong, Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng sau khi thành lập bộ phận chuyên về logistics, hàng hóa từ các thị trường này được gom lại thành từng container và đưa về. Như vậy, thay vì phải trả 1.000USD cho 10 lô hàng, hiện Nhà Bè chỉ mất từ 160 - 170 USD cho 10 lô. Sau 5 năm thành lập, bộ phận logistics đã giúp công ty tiết kiệm được từ 12 - 14 tỷ đồng mỗi năm.

Công ty XNK Quảng Bình đã đầu tư xây dựng dự án ICD Quảng Bình – Đình Vũ tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng)

Công ty XNK Quảng Bình đã đầu tư xây dựng dự án ICD Quảng Bình – Đình Vũ tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).

Tương tự, Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình là doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu phân bón và hóa chất tại Hải Phòng. Không những đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mà còn đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi ngoại quan, điểm tập kết hàng hóa, dịch vụ logistics với diện tích rộng và cơ sở vật chất hiện đại tại nhiều cảng biển và cửa khẩu lớn. Năm 2016, Công ty XNK Quảng Bình đã đầu tư xây dựng dự án ICD Quảng Bình – Đình Vũ tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với diện tích hơn 26 ha, tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng.

Theo Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình, những dự án logistics này giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa hoạt động cung ứng dịch vụ kho bãi ngoại quan, dịch vụ xuất nhập khẩu, nâng cao tỷ trọng lĩnh vực logistics trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đồng thời, các dự án còn giúp công ty hoàn thiện hoạt động theo chuỗi khép kín, từ sản xuất đến cung ứng dịch vụ, qua đó tăng cường sức mạnh nội tại.

Bà Thủy còn cho biết, hoạt động và dịch vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay là thực thi và nâng cao năng lực thực thi các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và phản ứng nhanh, linh hoạt trong mọi tình huống phát sinh tại doanh nghiệp. Có thể coi đây là loại hình “logistics mới” tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mùa dịch, đặc biệt là tại các doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều lao động.

Bên cạnh những hoạt động logistics “truyền thống” tại doanh nghiệp, các hoạt động “logistics mới” này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực, với mục tiêu là bảo vệ nguồn nhân lực, đội ngũ lao động của doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất, kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục.

Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực logistics khá lớn, nhất là để đầu tư xây dựng một công ty có dịch vụ hoàn chỉnh, khép kín, những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam khó có thể đáp ứng. Chính vì vậy, để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần tìm phương án liên kết chặt chẽ hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, chất lượng dịch vụ…

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy hoạch cảng hàng không phải góp phần giảm chi phí logistics

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy hoạch cảng hàng không phải góp phần giảm chi phí logistics

    20:10, 24/12/2021

  • Tối ưu hoá chi phí logistics cho doanh nghiệp dệt may

    Tối ưu hoá chi phí logistics cho doanh nghiệp dệt may "cán đích"

    16:01, 16/12/2021

  • Chi phí logistics

    Chi phí logistics "phi mã": Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực nguy cơ mất thị trường

    04:15, 02/08/2021

  • Gỡ “nút thắt” chi phí logistics: Cần gấp rút lập Tổ công tác liên bộ

    Gỡ “nút thắt” chi phí logistics: Cần gấp rút lập Tổ công tác liên bộ

    04:30, 11/07/2021

  • Doanh nghiệp

    Doanh nghiệp "kêu trời" vì chi phí logistics leo thang

    15:00, 17/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển logistics tại doanh nghiệp để giảm chi phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO