Gỡ “nút thắt” chi phí logistics: Cần gấp rút lập Tổ công tác liên bộ

Diendandoanhnghiep.vn Trước thực trạng chi phí logistics leo thang gây ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải thành lập Tổ công tác liên bộ để rà soát và tháo gỡ các khó khăn…

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, cao gần gấp hai lần so với các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm 2020 đã xuất hiện tình trạng giá thuê container tăng cao “phi mã”, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận bỏ ra một khoản phí lớn hơn nhiều so với bình thường để kịp giao hàng cho khách.

Chi phí logistics leo thang khiến các doanh nghiệp điêu đứng - Ảnh minh họa

Chi phí logistics leo thang khiến các doanh nghiệp điêu đứng - Ảnh minh họa

Trước thực trạng đã nêu, trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện tại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần gấp rút lập Tổ công tác của liên Bộ Giao thông Vận tải và Công Thương để rà soát và tháo gỡ các khó khăn về chi phí logistics, tình trạng thiếu container.

Theo VCCI, có 3 vấn đề cơ bản khiến chi phí logistics của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh, trước hết, về cơ sở hạ tầng logistics, trong khoảng 1 thập kỷ qua đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại những điểm nghẽn. Vận tải bằng đường bộ vẫn là chủ yếu trong khi chi phí lại cao; hệ thống đường sắt trong nước lạc hậu và thiếu kết nối với các cảng hàng hóa; hệ thống đường thủy nội địa chưa được khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài còn lỏng lẻo, thị phần dịch vụ logistics chủ yếu do doanh nghiệp lớn nước ngoài nắm giữ với 75%, chỉ 25% thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực không đồng đều, đi sau các doanh nghiệp FDI về công nghệ.

Đặc biệt, theo khảo sát gần đây của VCCI, hoạt động kiểm tra chuyên ngành khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, quy trình thủ tục hành chính còn phức tạp, thiếu rõ ràng, dư địa cải cách vẫn còn nhiều.

Vấn còn nhiều bất cập, tồn tại khiến chi phí logistics tăng cao - Ảnh minh họa

Vấn còn nhiều bất cập, tồn tại khiến chi phí logistics tăng cao - Ảnh minh họa

Thực tế, theo nhiều doanh nghiệp, môi trường logistics chưa được quan tâm đúng mức đã làm cho logistics yếu kém trên nhiều yếu tố: thể chế pháp luật; cơ sở hạ tầng; hệ thống các doanh nghiệp; thị trường, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics; nguồn nhân lực logistics. Môi trường logistics gần như chưa được đặt đúng vị trí để giải quyết đầu ra cho sản xuất một cách tốt nhất nhằm giảm chi phí.

Trong đó, cần phải kể đến cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chưa quan tâm cho đầu tư phát triển hạ tầng kết nối để phát triển vận tải đa phương thức nhằm giảm chi phí logistics.

Hay tổ chức và quản lý logistics đang có nhiều vấn đề, đặc biệt là quản lý Nhà nước về logistics và quản trị logistics tại doanh nghiệp, nhiều chính sách của chúng ta chưa đi vào cuộc sống hoặc chưa kịp thời để đi vào cuộc sống, tạo môi trường để giảm chi phí logistics, đơn cử như Quyết định số 1012/2015/QĐ-TTg, Chỉ thị số 21/2018/CT-TTg...

Thông tin với báo chí, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Điểm nghẽn chi phí logistics ở đây liên quan đến hạ tầng kết nối và hệ thống kho tàng, bến bãi, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến sau thu hoạch… trong suốt cả chuỗi cung ứng, đặc biệt là các phương tiện vận tải.

“Đối với hàng hóa xuất khẩu qua đường biển, chúng ta chủ yếu phải thuê các hãng tàu nước ngoài vận chuyển, điều đó cho thấy một lỗ hổng là đã quá lệ thuộc vào nước ngoài. Đã đến lúc chúng ta phải tính đến các vấn đề này một cách bài bản, kỹ thuật, đơn cử như, chúng ta tính tới sản xuất container không phải chỉ dành cho xuất khẩu, mà còn để vận chuyển hàng hóa trong nước. Đối với logistics của hàng xuất khẩu ra nước ngoài, cần phải thay đổi tập quán mua CIF bán FOB (hàng từ cảng đi do nước ngoài định đoạt tất cả), tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện có thể giải quyết trong ngày một ngày hai”, GS.TS Đặng Đình Đào chia sẻ.

Theo các VCCI và các chuyên gia, việc thành lập tổ liên ngành Bộ Giao thông

Việc lập Tổ công tác của liên Bộ Giao thông Vận tải và Công thương để rà soát và tháo gỡ các khó khăn của ngành logistics hiện nay là cần thiết - Ảnh minh họa

Cũng theo GS.TS Đặng Đình Đào, 70% xuất khẩu của Việt Nam là của doanh nghiệp nước ngoài, theo đó khâu vận chuyển logistics người ta cũng thuê của công ty mẹ, như vậy các công ty logistics của Việt Nam đứng ngoài cuộc. Đã đến lúc chúng ta phải tính tới việc Việt Nam cần phải được hưởng lợi từ khâu vận chuyển hàng ra đến cảng và từ cảng ra nước ngoài, tuy nhiên, năng lực vận tải biển của chúng ta có hạn, do đó về lâu dài phải tính đến vấn đề này một cách căn cơ.

Còn theo ông Lê Thanh Hà - Phó giám đốc kinh doanh, Công ty CP Giao nhận vận tải vàng (GOLDTRANS), về phía mình, doanh nghiệp nên tự tính toán để có thể giảm được chi phí logistics. Đơn cử, vận tải một container bằng đường bộ từ Hải Phòng vào TP. Hồ Chí Minh chi phí từ 40-50 triệu đồng/1chiều, nhưng nếu ghép được hai chiều thì sẽ giảm đi rất nhiều, hoặc nếu không quá gấp về thời gian, tiến độ thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tính được lịch trình phù hợp với vận chuyển đường sắt để tiết kiệm được nhiều chi phí.

“Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, và chi phí logistic rất quan trọng trong xuất nhập khẩu của một đất nước. Nhưng hiện tại ngành logistic Việt Nam chưa có một cơ quan chính thức độc lập để điều phối, không có ai đứng ra điều hành cuộc chơi tăng - giảm chi phí, do đó, các doanh nghiệp mong muốn sẽ có một cơ quan mang tính chất tập trung để quản lý lĩnh vực logistic, đây là một cơ quan gồm nhiều đầu mối ở các bộ, ngành khác, ví dụ như Hiệp hội Logistic Việt Nam, một số cơ quan của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan... để có thể mổ xẻ vấn đề một cách khách quan, trung thực, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ”, ông Hà nêu quan điểm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, Bộ Công Thương quy hoạch phát triển các trung tâm logicstic, còn Bộ Giao thông vận tải thì quy hoạch phát triển các cảng cạn, điểm dừng nghỉ... vậy nên, việc hai Bộ này cùng nhau giải quyết vấn đề logistics, kết nối lưu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp là cần thiết cho thực tế hiện nay. Đặc biệt là khi Tổ công tác kiểm tra liên ngành do Cục Hàng hải Việt Nam mới đây cũng đã có báo cáo hàng loạt bất cập đang tồn tại và có kiến nghị đến các bộ, ngành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ “nút thắt” chi phí logistics: Cần gấp rút lập Tổ công tác liên bộ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713565051 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713565051 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10