Phát triển năng lượng tái tạo: Nhà đầu tư mong muốn chính sách ổn định, liên tục

Phương Thanh 25/11/2021 11:00

Doanh nghiệp mong muốn thị trường năng lượng tái tạo có chính sách nhất quán với lộ trình rõ ràng, đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các vòng đấu thầu cạnh tranh minh bạch.

>>Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

fd

 Sự thành công trong triển khai các dự án năng lượng tái tạo cũng đặt ra những thách thức mới về mặt hạ tầng lưới điện và kỹ thuật điều độ hệ thống điện do phải tối ưu hóa sử dụng nguồn điện mới vào hệ thống.

Thực tế trong vòng hơn 2 năm nhờ cơ chế khuyến khích, áp dụng chính sách giá FIT, điện mặt trời tại Việt Nam đã phát triển rất ngoạn mục. Theo số liệu thống kê, công suất điện mặt trời tính đến tháng 10/2021 đạt gần 20.000MWp nối lưới, cả trang trại và áp mái. Với điện gió, sau 10 năm áp dụng giá FIT đã có khoảng 4000MW hòa lưới điện quốc gia, qua đó cho thấy lợi thế sự phát triển bùng nổ tiềm năng và nguồn lực phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam còn rất lớn.

Song, sự thành công trong triển khai các dự án năng lượng tái tạo cũng đặt ra những thách thức mới về mặt hạ tầng lưới điện và kỹ thuật điều độ hệ thống điện do phải tối ưu hóa sử dụng nguồn điện mới vào hệ thống.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID19 đã có những tác động tiêu cực nền kinh tế quốc gia, là nguyên nhân gián tiếp khiến nhu cầu sử dụng điện giảm so với kế hoạch sản xuất dẫn tới việc có những thời điểm nhiều nhà máy điện năng lượng tái tạo phải giảm phát tới 60% công suất, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội.

Trong đó có nhiều khu vực buộc phải cắt giảm công suất phát của các nhà máy năng lượng tái tạo do lưới điện bị quá tải. Từ những bất cập về hạ tầng lưới điện, cho thấy quy hoạch điện đang chạy theo kết quả đầu tư thực tế.

Góp ý kiến về vấn đề này, bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Chuyển dich Năng lượng Việt Nam (VIETSE) cho biết: Đầu tư cơ sở hạ tầng lưới điện đã được triển khai liên tục từ nguồn ngân sách và vốn vay ODA từ nhiều năm qua. Về cơ bản lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp lên đến 110kV. Hệ thống lưới phân phối được đầu tư và quản lý vận hành bởi các Công ty điện lực tỉnh. Lưới điện truyền tải là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110 kV.

Việt Nam cần có 1 bản đồ Quy hoạch điện lực quốc gia phù hợp với tình hình thực tế

Việt Nam cần có 1 bản đồ Quy hoạch điện lực quốc gia phù hợp với tình hình thực tế

Hệ thống truyền tải được đầu tư và quản lý bởi EVN, công ty truyền tải điện (NPT) thông thường yêu cầu thời gian chuẩn bị đầu tư mất từ 12- 18 tháng và sau đó là giai đoạn xây lắp mất khoảng 16- 24 tháng tùy dự án đầu tư. Như vậy trong khi các dự án điện năng lượng tái tạo mất khoảng 6- 36 tháng thì lưới truyền tải mất ít nhất 36 tháng đầu tư xây dựng, nên dự án đầu tư lưới truyền tải thường chậm hơn đầu tư nhà máy phát điện.

Bên cạnh đó, việc ban hành chính sách chậm chạp đã ảnh hưởng rất lớn đến dự định kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khi vừa qua đối với những nhà đầu tư mới về điện mặt trời phải “tạm ngưng hoạt động”, chờ đợi do chưa có chính sách mua điện mới.

Đặc biệt hiện tại vẫn chưa có cơ chế gối đầu phù hợp khi cơ chế FIT hết hạn tạo ra “khoảng trống cơ chế” làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đầu tư, huy động dòng tiền của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy, chính sách đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam chưa có lộ trình xuyên suốt, liên tục. Theo các nhà đầu tư thì đây chính là nguyên nhân làm giảm cam kết của các nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án theo quy hoạch.

Trước những bất cập trên, ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận kiến nghị: Việt Nam cần có 1 bản đồ Quy hoạch điện lực quốc gia phù hợp với tình hình thực tế, hài hòa giữa các nguồn điện khác nhau.

Để thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo phát triển bền vững thì Việt Nam cần quyết liệt trong việc thực thi quy hoạch điện, tránh tình trạng mất cân đối giữa nguồn và lưới, giữa các vùng miền, giữa các khu vực như thực trạng vừa qua.

Bên cạnh đó nhằm thu hút và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, theo ông Thịnh, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng ban hành cơ chế mới, tránh “khoảng trống chính sách” quá dài như điện mặt trời vừa qua và hiện tại là với điện gió. Và đặc biệt nên tập trung vào cơ chế phát triển Điện mặt trời mái nhà và Điện gió ngoài khơi, đặc biệt cơ chế chính sách ban hành cần nghiên cứu bài bản, phù hợp cho 2 loại nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam rất giàu tiềm năng này.

Đối với giá mua điện, cần có chính sách giá điện phù hợp hơn. Bởi hiện nay người mua duy nhất là EVN, nhưng càng mua điện từ năng lượng tái tạo, thì  EVN càng lỗ vì giá mua cao hơn giá bán bình quân, còn chưa tính phí truyền tải và phân phối. Và điều này cho thấy rõ hơn việc đầu tư vào hạ tầng lưới điện đã không theo kịp sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo”- ông Thịnh kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • 26/11: Diễn đàn

    26/11: Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam"

    11:00, 22/11/2021

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

    Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp sẵn sàng cho cơ chế mới

    08:00, 24/11/2021

  • Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

    Thị trường năng lượng tái tạo cần chính sách phù hợp nhất quán

    05:00, 23/11/2021

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Động lực từ cơ chế chính sách

    Phát triển năng lượng tái tạo: Động lực từ cơ chế chính sách

    04:00, 25/11/2021

  • Khuyến nghị cho quy hoạch điện 8

    Khuyến nghị cho quy hoạch điện 8

    05:00, 21/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển năng lượng tái tạo: Nhà đầu tư mong muốn chính sách ổn định, liên tục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO