Phát triển ngành dầu khí: Xây dựng chính sách cần đề cập đến tính thực thi

Diendandoanhnghiep.vn Trước khi nói đến dịch chuyển năng lượng thì những chính sách, nghị định của Chính phủ đã có đối với ngành dầu khí thực hiện được bao nhiêu?

>>Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Phương án 1 chưa rành mạch thẩm quyền, trách nhiệm

PGS.TS Nguyễn Trọng Tín, Chủ tịch Hội Địa chất Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh tại Lễ công bố kết quả nghiên cứu: “Xu hướng dịch chuyển năng lượng và hàm ý chính sách đối với ngành dầu khí tại Việt Nam”, ngày 19/10.

Lễ công bố kết quả nghiên cứu: “Xu hướng dịch chuyển năng lượng và hàm ý chính sách đối với ngành dầu khí tại Việt Nam”. Ảnh: Nguyễn Việt

Lễ công bố kết quả nghiên cứu: “Xu hướng dịch chuyển năng lượng và hàm ý chính sách đối với ngành dầu khí tại Việt Nam”. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Tín, trước khi nói về chuyển dịch năng lượng, ngành dầu khí Việt Nam đã có rất nhiều chính sách, trong đó có hai nghị quyết của Bộ Chính trị là Nghị quyết 41 và Nghị quyết 55. Đặc biệt, Nghị quyết 55 nêu rất rõ ràng, đầy đủ, cùng với Bộ Luật Dầu khí đã được sửa đổi hai lần, tới đây là lần thứ ba.

Câu hỏi đặt ra, trước khi nói đến việc dịch chuyển năng lượng thì những chính sách, nghị định của Chính phủ đã có đối với ngành dầu khí Việt Nam chúng ta thực hiện được bao nhiêu?

“Theo tôi phải có khái quát này trước khi bàn đến câu chuyện hàm ý chính sách sắp tới”, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín nói.

Trong phần đánh giá, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín ghi nhận nhóm nghiên cứu đánh giá rất đúng, đầy đủ tất cả các khâu, các lĩnh vực hoạt động của ngành dầu khí. Từ khâu đầu gồm có thăm dò, khai thác. Đến khâu giữa là vận chuyển, tàng chữ, phân phối. Và khâu cuối là chế biến, đặc biệt là chế biến khí, chế biến sâu.

Từ ba khâu nêu trên cho thấy có một loạt các câu hỏi được đặt ra. Trước tiên, khâu thăm dò khai thác còn thiếu. Vấn đề đặt ra là chúng ta đã có chính sách đầy đủ, nhưng tại sao lại nói vẫn đang còn thiếu khí, phải nhập khí hoá lỏng, khi Việt Nam có những mỏ khí rất lớn?

Trong vòng 10 năm gần đây, Việt Nam phát hiện ra một số mỏ khí, như Cá Voi Xanh nằm tại lô 118, Kèn Bầu nằm ở lô 114, hay lô B được phát hiện cách đây khoảng 20 năm nhưng vẫn “đắp chăn” để đấy?

Tại sao không thực hiện những chính sách, nghị quyết của Bộ Chính trị để triển khai thực hiện? “Nếu triển khai thực hiện những mỏ khí này thì Việt Nam không những đủ mà còn thừa khí để giải quyết một loạt các vấn đề, từ năng lượng cho đến công nghiệp chế biến, như làm nhựa hay phục vụ nông nghiệp… Ngoài năng lượng thì dầu khí còn rất nhiều thứ, riêng với phân bón chúng ta cũng đã có thể xuất khẩu cho các nước”, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín khẳng định.

>>Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): 7 nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi

>>Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần tăng trách nhiệm khi xảy ra rủi ro về môi trường

PGS.TS Nguyễn Trọng Tín, Chủ tịch Hội Địa chất Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

PGS.TS Nguyễn Trọng Tín, Chủ tịch Hội Địa chất Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Do đó, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín đề nghị những nội dung trên cần phải đề cập vào báo cáo. Khi thấy hoạt động của ngành dầu khí thì mới bổ sung và làm mới các chính sách đối với ngành dầu khí để ủng hộ cho sự phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian tới.

Về khâu khai thác, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín cho rằng Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) nhiều lần kiến nghị cần phải có cơ chế vốn, tài chính để thăm dò cũng như khai thác. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ chế tài chính cũng như quỹ thăm dò.

Trong khi, rủi ro của ngành dầu khí rất lớn, nước nào trên thế giới cũng phải chịu mà không chỉ có riêng Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có quỹ rủi ro trong thăm dò dầu khí.

Đối với vấn đề khai thác, chúng ta nói rất nhiều đến các mỏ nhỏ, mỏ cận biên. Vậy, những chính sách đối với mỏ nhỏ, mỏ cận biên như thế nào thì Việt Nam cũng chưa có.

“Như vậy, các nhà thầu, nhà đầu tư làm sao dám làm. Duy nhất hiện nay chỉ có Vietsovpetro làm được vì họ có hạ tầng đầy đủ, mỏ nhỏ nằm gần mỏ lớn. Nhưng với những vùng mới thì cũng không dám làm, vì đầu tư vào những mỏ nhỏ tốn kém, lợi ích kinh tế không lớn”, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín bày tỏ.

Về địa chính trị, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín đánh giá hiện nay ngoài việc thu hút đầu tư của các nhà thầu ít không phải chỉ do khó vì công nghệ, nguyên nhân này có bởi giá thành đắt, nước sâu. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín muốn nói đến vấn đề trong chính sách và nghị định của Nhà nước phải tách rõ ba từ mà khái niệm này rất hay dùng. Đó là: “nước sâu, xa bờ, vùng nhạy cảm”.

Ba từ này trừu tượng vô cùng, nếu chính sách trừu tượng như vậy thì PGS.TS Nguyễn Trọng Tín cho rằng các nhà thầu không dám làm. PGS.TS Nguyễn Trọng Tín đề nghị cần lý giải rõ nước sâu là như thế nào? Bao nhiêu mét nước trở đi thì gọi là sâu? Xa bờ là xa bao nhiêu km, đã ra đến ngoài thềm lục địa của Việt Nam chưa hay vẫn trong vùng thềm lục địa Việt Nam?

Hoặc với từ “vùng nhạy cảm”. Như thế nào là vùng nhạy cảm? Việt Nam đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Như vậy, chúng ta phải vẽ bản đồ vùng nào không có nhạy cảm và khẳng định vùng này là của Việt Nam.

TS. Lê Ái Thụ, chuyên gia kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

TS. Lê Ái Thụ, chuyên gia kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

Có được như vậy thì nhà thầu mới yên tâm đầu tư. Còn khi an ninh, chính trị, quốc phòng chưa rõ ràng thì họ không dám đầu tư. Thực tế, thời gian qua các nhà đầu tư phần lớn là “đứng nhìn”, từ năm 2011 đến năm 2019 chỉ có một số nhà thầu nhỏ đầu tư thăm dò, khai thác. Còn các nhà thầu lớn hầu như “vắng bóng”.

Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Trọng Tín trong chính sách của chúng ta kể cả chuyển dịch năng lượng thì vẫn cần chú trọng đến lĩnh vực khí. Vì Biển Đông rộng tới 1 triệu km2, hiện nay hoạt động dầu khí của Việt Nam mới ở vùng ven khoảng hơn 1/3, trong khi mỏ khí tại những vùng xa còn rất nhiều.

“Từ đó, tôi đề nghị trong xây dựng chính sách chúng ta nên đề cập nhiều hơn đến tính thực thi”, PGS.TS Nguyễn Trọng Tín nói.

Còn theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Ái Thụ, ghi nhận trong báo cáo trình bày số liệu phong phú, tuy nhiên TS. Lê Ái Thụ cho rằng nên định hướng vào tiêu đề của báo cáo thì sát thực hơn. Bởi báo cáo vẫn “lan man” mỗi mảng một chút như năng lượng, dầu khí…

“Vấn đề chuyển dịch năng lượng là điều bắt buộc. Nhưng việc chuyển dịch chính sách trong lĩnh vực dầu khí như thế nào? Theo tôi báo cáo nên kiến nghị ngành dầu khí không chỉ có sản xuất dầu và khí để làm năng lượng vì còn có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ dầu khí. Như vậy, phát triển ngành dầu khí của Việt Nam còn rất dài, từ đó phải có chính sách phát triển hợp lý”, TS. Lê Ái Thụ đề xuất.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển ngành dầu khí: Xây dựng chính sách cần đề cập đến tính thực thi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711647207 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711647207 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10