Phát triển nhà ở xã hội: Tập trung vào 6 hướng chính

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh 29/01/2019 07:30

Mặc dù Chính phủ đã cố gắng khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) cho người có thu nhập thấp, tuy nhiên lộ trình này còn gặp phải nhiều khó khăn.

Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đang thiếu hụt nghiêm trọng

Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đang thiếu hụt nghiêm trọng

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở này, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.

Cơ chế đã có

Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng bức thiết bởi cơ cấu dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với 70% dân số trong độ tuổi lao động. Điển hình tại Tp.HCM và Hà Nội đang bùng nổ nhu cầu nhà ở, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân, năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Một trong những mục tiêu chính của Chiến lược là đến năm 2020 cần xây dựng thêm ít nhất 12,5 triệu m2 sàn NƠXH hướng tới tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp tại các khu vực đô thị; đáp ứng khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến lược nhà ở xã hội khó về đích

    Chiến lược nhà ở xã hội khó về đích

    06:00, 13/01/2019

  • Đề xuất chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

    Đề xuất chuyển nhà tái định cư sang nhà ở xã hội

    14:20, 08/11/2018

  • Phát triển nhà ở xã hội: Vì sao Việt Nam kém xa thế giới?

    Phát triển nhà ở xã hội: Vì sao Việt Nam kém xa thế giới?

    00:11, 07/09/2018

  • Dùng thị trường điều tiết đầu tư nhà ở xã hội

    Dùng thị trường điều tiết đầu tư nhà ở xã hội

    14:00, 23/02/2018

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển NƠXH cả về chính sách và thực tiễn như: Luật Nhà ở 2014 quy định chặt chẽ về NƠXH hay Nghị định 100/2015NĐ-CP của Chính phủ năm 2015 đã nêu chi tiết, cụ thể về chính sách thực hiện NƠXH, trong đó đã đề cập đến nhiều vấn đề như quy hoạch, đất đai, tài chính, tiêu chuẩn, thuế và đối tượng được hưởng chính sách NƠXH.

Theo đó, các dự án nhà ở thương mại, các dự án đô thị phải dành 20% diện tích đất để xây dựng NƠXH. Đối với dự án dưới 10ha, có thể linh động nộp bằng tiền, quỹ đất, quỹ nhà tương đương với giá trị đó. Đối với những dự án trên 10ha bắt buộc phải xây dựng NƠXH.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều cơ chế tích cực để thúc đẩy sự phát triển của thị trường NƠXH như các chủ đầu tư xây dựng các dự án NƠXH được miễn hoàn toàn tiền sử dụng đất, miễn giảm các loại thuế giá tri gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các chủ đầu tư cũng được tạo mọi điều kiện để tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam, và được ngân sách cấp bù khoản lãi suất để cho vay lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường. Ngoài ra, chủ đầu tư còn được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí ngoài dự án, và trong dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư được dành 20% quỹ đất, quỹ nhà theo hình thức nhà ở thương mại để góp phần bù đắp chi phí.

Còn nhiều khó khăn

Dù được tạo mọi điều kiện thuận lợi tuy nhiên lộ trình này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên việc lựa chọn nguồn cung về quỹ đất gặp khó, đặc biệt là trong khu vực trung tâm. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng chưa được kết nối giữa khu vực trung tâm và các vùng lân cận. Đây là một khó khăn lớn mà Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp tích cực hơn để phát triển hạ tầng kết nối như xe buýt, tàu điện... như vậy quỹ đất xây dựng NƠXH xa trung tâm mới có thể khả thi.

Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn vốn, mặc dù nhà nước đã có hỗ trợ về đầu tư công, tuy nhiên việc bố trí chưa kịp thời cũng ảnh hưởng phần nào đến việc chậm trễ trong công tác triển khai. Nhu cầu là 1 triệu đơn vị NƠXH nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Đây là vấn đề phải nhìn nhận và đánh giá lại.

Để phát triển nhà ở xã hội việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp tại các đô thị lớn của Việt Nam trong thời gian tới đang được Bộ tập trung vào 6 hướng chính: 1) Nghiên cứu phát triển bền vững nhà ở xã hội; 2) Nghiên cứu giải pháp cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào NƠXH; 3) Nghiên cứu giải pháp quy hoạch xây dựng hiệu quả; 4) Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng NƠXH; 5) Nghiên cứu các giải pháp nhà ở dành cho người thu nhập thấp và người lao động tại các khu công nghiệp - khu chế xuất; 6) Nâng cao vai trò của người dân trong quy trình triển khai, thiết kế 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển nhà ở xã hội: Tập trung vào 6 hướng chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO