Phát triển vùng KTTĐ phía Nam: Kỳ II - Thách thức nhìn từ tăng trưởng của TP. HCM

Diendandoanhnghiep.vn Thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra mục tiêu đột phá và thể hiện khát vọng của Thành phố khi nâng cao vị thế và vai trò của đối với khu vực ASEAN và Châu Á.

>> Phát triển vùng KTTĐ phía Nam: Kỳ I - Yêu cầu đột phá hậu Covid-19

TP. HCM: Cơ hội của đô thị đặc biệt

Theo mục tiêu đặt ra từ năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã, đang hướng đến không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh; xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

TP

TP. HCM tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ

Thành phố được coi là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Trong 4 chương trình phát triển TP. HCM 2020-2025/2030, có tới 51 nội dung chương trình cụ thể bao gồm: (1) Chương trình đột phá đổi mới quản lý; (2) Chương trình đột phá phát triển hạ tầng; (3) Chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa; (4) Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực.

Số liệu từ niên giám thống kê TP. HCM và cả nước (2020, 2021) cho thấy TP. HCM phần nào đã khai thác hiệu quả lợi thế của một đô thị đặc biệt. Hiện nay, thành phố là trung tâm kinh tế hiệu quả nhất cả nước, với năng suất lao động cao hơn gấp 2,6 lần so với bình quân cả nước. Tức là một lao động tại thành phố tạo ra sản phẩm kinh tế gấp 2,6 lần bình quân một lao động trên toàn quốc.

Thành phố cũng là trung tâm kinh tế thu hút vốn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư từ nước ngoài) hiệu quả nhất cả nước, với mỗi đồng đầu tư từ ngân sách thu hút được 10-14 đồng đầu tư tư nhân (cao hơn bình quân cả nước dưới 5 đồng). Thành phố có hệ số khuếch đại chi ngân sách cao nhất cả nước: khi chi ngân sách 1 đồng, thu ngân sách thành phố được 5,13 đồng (cao hơn bình quân cả nước, chỉ thu được 1,85 đồng khi chi ngân sách 1 đồng). Thành phố cũng là trung tâm kinh tế thu hút lao động mới cao nhất cả nước. Trong giai đoạn 2010-2020, thành phố thu hút thêm trung bình 120.000 lao động mỗi năm.

Với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, TP. HCM có 9 ngành dịch vụ trọng yếu là tài chính - ngân hàng, thương mại, bất động sản, logistics, y tế và giáo dục, là lợi thế so với các địa phương khác trong cả nước. Khu vực dịch vụ chiếm 62,52% trong cơ cấu GRDP Thành phố, tăng 4,85 điểm phần trăm so với năm 2010, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 1,44 điểm phần trăm và nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,05 điểm phần trăm. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thành phố hướng tới tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Năm 2020, quy mô kinh tế của TP. HCM đạt 59 tỷ USD, tăng gấp 2,25 lần so với năm 2010 khi tính theo giá hiện hành.

Tuy nhiên, TP. HCM vẫn còn kém xa so với các thành phố lớn của khu vực ASEAN. Theo dữ liệu của Cục Thống kê TP. HCM, vào năm 2018, GRDP của TP. HCM tương đương với Kuala Lumpur, thấp hơn rất nhiều so với Singapore, Jakarta, Manila, Bangkok. Đặc biệt, GRDP bình quân đầu người của TP. HCM còn thấp hơn so với các thành phố nêu trên.

>> Dự thảo Nghị quyết "cơ chế đặc thù" cho TP HCM: Chưa khả thi

Khoảng cách với nhiều địa phương dần thu hẹp

Trong năm 2020, TP. HCM vẫn là địa phương đóng góp cao nhất trong cơ cấu kinh tế cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng GRDP Thành phố trong cơ cấu GDP cả nước đang có xu hướng giảm. Năm 2020, GRDP TP. HCM chiếm tỷ trọng 21,8% trong cơ cấu GDP cả nước, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2010. Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 4,8 điểm phần trăm trong cơ cấu công nghiệp - xây dựng cả nước. Khu vực dịch vụ giảm 4,4 điểm phần trăm trong cơ cấu khu vực dịch vụ cả nước.

Trong khi đó, tỷ trọng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,5 điểm phần trăm và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,2 điểm phần trăm. Năng suất lao động xã hội của Thành phố giai đoạn 2011-2020 tăng đều qua các năm, đạt gấp 1,52 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng năng suất lao động cả giai đoạn 2011-2020 đạt bình quân 4,28%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng năng suất lao động cả nước. Mặc dù tăng qua các năm, nhìn chung năng suất lao động Thành phố vẫn còn khá thấp. Khoảng cách năng suất lao động giữa Thành phố và cả nước có xu hướng thu hẹp dần.

Trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp của các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố đã tăng đáng kể. Đến năm 2020, năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp 42% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố, tăng 13,7 điểm phần trăm so với năm 2010. Trong khi đó, đóng góp của vốn và lao động vào tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 59,7%, giảm 13,7 điểm phần trăm so với năm 2010.

Nói chung, TP. HCM đã sử dụng vốn khá hiệu quả. Hệ số ICOR của Thành phố giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 2,93 lần, trong khi giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 4,32 lần. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm tăng đột biến hệ số ICOR năm 2020. So với bình quân cả nước, TP. HCM sử dụng vốn hiệu quả hơn. Hệ số ICOR của Thành phố giai đoạn 2011-2020 thấp hơn so với cả nước. Tuy nhiên, hệ số ICOR của TP.HCMcó xu hướng tăng lên trong khi cả nước thì giảm dần.

Như vậy, trước Covid-19, giai đoạn 2011-2020, chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP. HCM nhìn chung được cải thiện, quy mô kinh tế tăng lên không ngừng và tốc độ tăng trưởng bình quân của Thành phố cao hơn so với cả nước. Cơ cấu kinh tế đã chuyển sang hướng hiện đại, với tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn và năng suất tổng hợp đều được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể, đạt 6.537 ngàn đồng/tháng vào năm 2020, gấp 2,39 lần so với năm 2010.

Tuy nhiên, kết quả này chưa thật sự đúng tầm vóc và vị thế nền kinh tế lớn nhất cả nước và là hạt nhân trong quá trình phát triển của vùng KTTĐ phía Nam. Quy mô kinh tế của TP. HCM còn kém xa so với các thành phố lớn khác trong khu vực ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chậm hơn so với tốc độ trung bình của cả nước, và đóng góp của kinh tế Thành phố vào cơ cấu kinh tế của cả nước cũng giảm. Năng suất lao động vẫn còn thấp, và tốc độ tăng năng suất lao động của Thành phố cũng chậm hơn so với cả nước. Đóng góp của năng suất tổng hợp vào tăng trưởng cũng chưa cao bằng đóng góp của vốn và lao động. Với xu hướng đó, những nhiệm vụ và giải pháp then chốt để thu hút nguồn lực phát triển phải được ưu tiên hàng đầu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và phát huy hết tiềm năng sẵn có dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thách thức từ các mục tiêu

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, các mục tiêu cụ thể được đặt ra cho TP là:

Mục tiêu lớn, nhưng tăng trưởng của TP. HCM đang đứng trước thách thức của bài toán hạ tầng, tốc độ đô thị hóa quá nhanh và các động lực tăng trưởng cần đòn bẩy mới. Nếu được hóa giải với cơ chế, chính sách thí điểm và được áp dụng hiệu quả, đây không chỉ là cơ hội của riêng TP. HCM, mà còn của cả vùng KTTĐ phía Nam và cả nước

Mục tiêu lớn, nhưng tăng trưởng của TP. HCM đang đứng trước thách thức của bài toán hạ tầng, tốc độ đô thị hóa quá nhanh và các động lực tăng trưởng cần đòn bẩy mới. Nếu được hóa giải với cơ chế, chính sách thí điểm và được áp dụng hiệu quả, đây không chỉ là cơ hội của riêng TP. HCM, mà còn của cả vùng KTTĐ phía Nam và cả nước

Vào năm 2025, thành phố này sẽ trở thành đô thị thông minh, dịch vụ và công nghiệp hiện đại, duy trì vai trò dẫn đầu trong kinh tế và là động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Thành phố sẽ đi đầu trong đổi mới sáng tạo, với chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và có nghĩa tình. GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 8.500 USD, phản ánh qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu: (i) Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm khoảng 8%, giữ tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP trên 60%; (ii) Kinh tế số đóng góp khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GDP của Thành phố; (iii) Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GDP; (iv) Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GDP đến năm 2025 đạt từ 45-50%; (v) Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 1% GDP; (vi) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7%/năm.

Đến năm 2030, thành phố này sẽ trở thành thành phố dịch vụ và công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, với GDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045: Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của Châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Theo Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBDN TP. HCM Phan Văn Mãi, mục tiêu rất lớn, nhưng đó cũng vừa là mục tiêu, vừa là xu thế bắt buộc mà TP. HCM phải hướng tới để củng cố, phát huy vị thế đầu tàu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Với dự thảo Nghị quyết về các cơ chế, chính sách thí điểm cho TP. HCM thay thế Nghị quyết 54, đang được các đại biểu Quốc hội xem xét, kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc, phát huy tiềm năng sẵn có của TP. HCM, từ đó TP phát triển đúng với vị trí, vai trò của mình, đóng góp cho cả nước.

Trong dự thảo, có nhiều nhóm cơ chế, chính sách, Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh nhóm cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là nội dung rất quan trọng. Bởi đây là một tiềm lực rất to lớn, là động lực mới cho sự phát triển của TP. HCM, dù các kết quả có thể chưa đo đếm được một cách toàn diện, đầy đủ.

Kỳ III: Khơi thông nguồn lực khoa học, đổi mới sáng tạo

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển vùng KTTĐ phía Nam: Kỳ II - Thách thức nhìn từ tăng trưởng của TP. HCM tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711707290 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711707290 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10