Doanh nghiệp

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Thy Hằng 28/05/2025 03:41

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Ông Huỳnh Lê Tấn Tài, đồng Chủ tịch Cộng đồng CIO Việt Nam, cho rằng dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng.

Việc ra mắt các nền tảng dữ liệu quốc gia cùng Luật Dữ liệu sắp được ban hành sẽ là bước ngoặt trong công cuộc bảo vệ quyền riêng tư và điều tiết thị trường dữ liệu tại Việt Nam.

Bản sao dlcn2-1681738696557201690619-0-0-374-598-crop-1681738700613747421650-1743494914474-1745398715280
Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng.

"Dữ liệu chính là nền tảng cốt lõi của trí tuệ nhân tạo và được ví như “mỏ vàng” mà giới công nghệ luôn tìm cách khai thác. Trong bối cảnh Chính phủ ngày càng quan tâm đến việc xây dựng nền kinh tế số, điều cấp thiết hiện nay là thiết lập một cơ chế để “canh gác mỏ vàng” và đảm bảo việc khai thác dữ liệu diễn ra đúng đắn, minh bạch, mang lại giá trị thực chất cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng", ông Tấn Tài nhấn mạnh.

Hơn nữa, trong bối cảnh AI đang thay đổi nhanh chóng, sắp tới Việt Nam cũng dự kiến ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân toàn diện. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục rà soát, điều chỉnh hoạt động khai thác dữ liệu để đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với kỳ vọng người tiêu dùng.

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi trong quá trình này, ông Hà Hoàng, Giám đốc điều hành của Data Protectify, doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc về bảo vệ dữ liệu, không chỉ ở hệ thống công nghệ mà còn ở văn hoá nội bộ.

Hỗ trợ cho quá trình này, yếu tố đào tạo và nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp đóng vai trò then chốt để giảm thiểu rủi ro. Chương trình đào tạo thường chia thành ba cấp độ: cấp lãnh đạo, cấp phòng ban chức năng và nhân viên nội bộ. Theo đó, doanh nghiệp cần cá nhân hóa quy trình quản trị dữ liệu theo từng đơn vị, nhằm đảm bảo việc phân luồng, bảo vệ và sử dụng dữ liệu hiệu quả, đúng quy định.

Cùng với đó, Trung tâm Dữ liệu quốc gia là một dự án trọng điểm, có thể trở thành cổng thông tin một cửa, phá bỏ các rào cản trong chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước và giữa khu vực công với doanh nghiệp.

du-lieu-ca-nhan.jpeg
Cần thiết lập một cơ chế để “canh gác mỏ vàng” và đảm bảo việc khai thác dữ liệu diễn ra đúng đắn, minh bạch, mang lại giá trị thực chất cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng.

Trong tương lai, xu hướng quy định và xử phạt đối với các hành vi vi phạm bảo mật dữ liệu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đặc biệt là sắp tới khi Luật Dữ liệu được hoàn thiện.

Theo phương án trình Quốc hội dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có thể sẽ áp dụng mức xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

“Nếu như mức phạt 1-5% được áp dụng, sẽ tác động lớn đến hành động doanh nghiệp, đồng thời sẽ thay đổi về mặt nhận thức và vận hành doanh nghiệp trong thời gian sắp tới”, ông Hoàng Hà nhận định.

Trong khi đó, bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển, kiến nghị xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mô hình kinh doanh dữ liệu cá nhân, đồng thời thiết kế bản kiến trúc tổng thể về quản trị và thực thi chính sách sau khi Luật Bảo vệ Dữ liệu cá nhân ban hành theo lộ trình khoa học chính sách.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO