Phí giao hàng tăng cao: Cầu vượt cung hay “chờ nước đục thả câu”?

Diendandoanhnghiep.vn Lợi dụng chính sách được ưu tiên tiêm vaccine, được ra đường để vận chuyển hàng hoá thiết yếu, nhưng lại tăng giá cước một cách bất thường theo kiểu “chờ nước đục thả câu” là khó có thể chấp nhận.

Cung vượt cầu…?

Đáng nói, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, cả nước vì TP HCM vượt qua đại dịch, thì đâu đó vẫn có những nhóm người, tổ chức, cá nhân lại lợi dụng vào chính sách ưu tiên để trục lợi theo kiểu “chờ nước đục thả câu” là khó có thể lượng thứ.

Câu chuyện tăng giá cước vận chuyển trong lĩnh vực vận tải, những hãng xe công nghệ, shiper giao hàng thiết yếu đẩy giá lên cao một cách bất thường dưới sự điều phối của một số tổ chức kinh doanh nhằm trục lợi trước đại dịch Covid-19, trong những ngày qua là không thể chấp nhận.

Lợi dụng chính sách được ưu tiên tiêm vaccine, được ra đường để vận chuyển hàng hoá thiết yếu, nhưng lại tăng giá cước một cách bất thường, trục lợi theo kiểu “chờ nước đục thả câu” là khó có thể chấp nhận.

Lợi dụng chính sách được ưu tiên tiêm vaccine, được ra đường để vận chuyển hàng hoá thiết yếu, nhưng lại tăng giá cước một cách bất thường, trục lợi theo kiểu “chờ nước đục thả câu” là khó có thể chấp nhận.

Đáng chú ý, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ, các Bộ ngành và nhiều địa phương đã phải đưa ra nhiều phương án, giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phương tiện vận tải vận chuyển hàng hoá có “luồng xanh” để đảm bảo lưu thông hàng hoá, những shiper được ưu tiên ra đường, được tiêm vaccine để giao hàng thực phẩm thiết yếu tới người dân. Thế nhưng đổi lại, một số nhóm tổ chức này lại đẩy giá tăng lên cao gấp 3-4 lần, thậm chí cao hơn nhiều lần đối với giá trị sản phẩm là ngoài sức tưởng tượng.

Phản ánh của nhiều người dân TP HCM, cho biết, để nhận được món hàng ở quê gửi vào TP HCM họ phải trả phí vận chuyển gấp 3-4, chưa kể phải tiếp tục thuê shiper vận chuyển thêm một lần nữa đến nhà cũng đẩy giá thêm gấp vài lần so với trước dịch.

Phản ánh của nhiều người dân TP HCM, cho biết, để nhận được món hàng ở quê gửi vào TP HCM họ phải trả phí vận chuyển gấp 3-4, chưa kể phải tiếp tục thuê shiper vận chuyển thêm một lần nữa đến nhà cũng đẩy giá thêm gấp vài lần so với trước dịch.

Dịch vụ vận chuyển tăng giá trong bối cảnh đại dịch hoành hành. 

Đơn cử, chị Nguyễn Thu Hương ở quận Gò Vấp (TP HCM) cho biết, dịch bệnh hạn chế ra đường nên hầu như các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đều phải thông qua shiper vận chuyển tới nhà. Nhiều sản phẩm từ quê (Bình Định) gửi vào chỉ đáng giá 150.000 đồng, nhưng khi chuyển vào tới TP HCM mất khoảng 350.000 đồng. Khi tới TP HCM, shiper lại vận chuyển tiếp tới nhà thêm 200.000, thay vì trước dịch chỉ mất khoảng 50.000 nay tăng gấp 4 lần là quá cao, chị Hương cho hay.

… hay “chờ nước đục thả câu”?

Tương tự, chị An, ở quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, gia đình cũng ở Kon Tum gửi cho thùng thức ăn khoảng 20 kg và phải trả phí ship cho nhà xe tới 300.000 đồng, cộng thêm 300.000 đồng tiền phí shiper vận chuyển từ nhà xe về tới nhà. Như vậy, tính ra chị phải trả tới 600.000 đồng tiền cước cho thùng hàng 20 kg.

"Tôi đã ở TP HCM 10 năm nhưng chưa bao giờ phải chịu mức giá giao hàng tăng chóng mặt như vậy", chị An nói.

Điều đáng nói, trong câu chuyện tăng giá cước bất thường trước đại dịch, thì không chỉ người dân chịu mức phí vận chuyển cao mà ngay cả thương lái cũng đang phải ngậm ngùi vì nhà xe tranh thủ tăng giá chóng mặt.

Theo thông tin phản ánh của Chị Loan - một người chuyên bán hải sản Phú Yên, chị cảm thấy phát hoảng với cước giao hàng như hiện nay. "Có thùng hàng, tiền hàng chỉ khoảng hơn một triệu đồng nhưng tiền ship chiếm tới gần một nửa. Tôi báo giá cho khách mà cũng thấy ái ngại", chị Loan chia sẻ.

Chị Mai, thương lái chuyên buôn khoai ở các tỉnh Tây Nguyên cũng cho biết, giá vận chuyển hàng hoá được các nhà xe báo tăng gấp 4 lần. Trước đây, chị gửi một tấn khoai lang vào TP HCM giá chỉ 200.000 đồng nhưng nay lên 800.000 đồng.

"Vì cước vận chuyển tăng quá cao nên khi khoai vào đến nơi, tiểu thương buộc phải tăng thêm vài giá khi bán ra mới mong có lời". - chị Mai nói.

Cũng theo chị Mai, chính vì giá vận chuyển tăng quá cao nên hàng hoá tại các địa phương ở Tây Nguyên khó đưa vào TP HCM mặc dù nông sản đang dư thừa. Nguyên nhân là cả huyện nơi chị lấy hàng chỉ có 1-2 xe vận chuyển hàng hoá vào TP HCM nên nhà xe tranh thủ ép giá người gửi hàng.

Rà soát lại nhưng thông tin và trên thực tế đối với hoạt động của lực lượng shipper, cho thấy: Đối với đội ngũ người giao hàng (shipper), được hoạt động từ 06 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định tại Công văn số 2491/UBND-ĐT ngày 26/7/2021 của UBND TP

Đối với đội ngũ người giao hàng (shipper), được hoạt động từ 06 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định tại Công văn số 2491/UBND-ĐT ngày 26/7/2021 của UBND TP HCM.

Ghi nhận của PV Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến việc tăng giá vận chuyển bất thường trong mùa dịch, cho thấy, hiện nay xe khách đều bị cấm hoặc hạn chế ra đường nên không thể di chuyển vào TP HCM. Trong khi đó, hoạt động vận chuyển chủ yếu hiện nay chỉ có xe tải được hoạt động là chủ yếu, nhưng thời gian di chuyển cũng bị kéo dài nên chi phí tăng lên.

Cụ thể, nếu trước đây xe di chuyển từ khu vực miền Trung vào TP HCM mất 10-12 tiếng, nay phải 18-20 tiếng (do phải làm thủ tục tại chốt kiểm dịch). Bên cạnh đó, chủ xe phải chi thêm chi phí test Covid-19, xăng dầu tăng, chi phí qua các chốt kiểm soát... nên đẩy giá vận chuyển tăng cao.

Còn với việc phí giao hàng trong nội thành TP HCM tăng cao cũng được các shipper lý giải là việc di chuyển khó khăn do bị kiểm soát chặt khi giao hàng liên quận cho nên khi hàng tới được tay người nhận đã tăng gấp 3 lần.

Rà soát lại nhưng thông tin và trên thực tế đối với hoạt động của lực lượng shipper, cho thấy: Đối với đội ngũ người giao hàng (shipper), được hoạt động từ 06 giờ đến 18 giờ mỗi ngày và phải đảm bảo các đặc điểm nhận diện khi lưu thông trên đường theo quy định tại Công văn số 2491/UBND-ĐT ngày 26/7/2021 của UBND TP gồm: ngoài các giải pháo nhận diện hiện nay (đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper, ứng dụng quản lý đơn hàng...) còn có bảng tên thẻ cứng có hình, xác nhận của doanh nghiệp cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code; thực hiện băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ “Shipper” màu trắng.

Đối với các shipper thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 thì được phép di chuyển liên quận - huyện, TP Thủ Đức.

Dấu hiệu lợi dụng chính sách?

Bình luận về việc tăng giá cước bất thường trong vận chuyển hàng hoá đối với các đơn vị vận tải và shipper trước đại dịch Covid-19, Luật sư Nguyễn Hải Vân - Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nhận định: Những hiện tượng lợi dụng chính sách, thiên tai, dịch bệnh để trục lợi nói lên mức độ suy thoái của một bộ phận, tổ chức, nhóm hay doanh nghiệp … nếu không được chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân và xã hội.

Hiện tượng trục lợi từ chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại trong thiên tai, dịch bệnh đã xảy ra ở một số địa phương, với nhiều biểu hiện, hành vi và mức độ khác nhau -Luật sư Vân nói.

Cũng theo Luật sư Vân, hẳn chúng ta còn nhớ, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương các tỉnh thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải, trong đó có cả doanh nghiệp vận tải công nghệ, shipper trong việc vận chuyển hàng hoá thiết yếu và ưu tiên tiêm vaccine....

Thế nhưng, các doanh nghiệp này lại lợi dụng vào chính sách này để tăng giá cước gấp 3-4 lần, trục lợi cho cá nhân, tổ chức theo kiểu "chờ nước đục thả câu” là rất đáng lên án. Lo ngại hơn là trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, hy sinh từng mũi vaccine cho các đối này để phục vụ người dân, phục vụ xã hội nhưng đổi lại là thu lợi cho mình thì rõ ràng hành vi này đang có dấu hiệu “trục lợi chính sách”.

Luật sư Nguyễn Hải Vân- Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nhận định: Những hiện tượng lợi dụng chính sách, thiên tai, dịch bệnh để trục lợi nói lên mức độ suy thoái của một bộ phận, tổ chức, nhóm hay doanh nghiệp … nếu không được chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân và xã hội.

Một chốt kiểm dịch hàng hoá vào TP HCM.

"Do đó, nếu không kịp thời kiểm tra, kiểm soát thái độ, hành vi của các tổ chức, cá nhân này trong thực hiện ưu đãi, sẽ tác động xấu đến tâm lý và niềm tin của quần chúng nhân dân và cả hệ thống chính trị. Những biểu hiện tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong phòng chống dịch. Đồng thời, làm méo mó, sai lệch ý nghĩa nhân văn các chính sách nhân đạo của Ðảng và Nhà nước hướng tới vì một xã hội công bằng – văn minh.  Vì vậy, với hành vi bất thường trong tăng giá cước vận chuyển nhờ những ưu đã của Nhà nước để trục lợi là rất đáng lên án. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xử lý nghiêm hành vi này" – Luật sư Vân nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phí giao hàng tăng cao: Cầu vượt cung hay “chờ nước đục thả câu”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711699555 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711699555 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10