Phú Yên: Vì sao nhiều công trình du lịch sinh thái “không phép” ngang nhiên tồn tại?

NGÂN GIANG 10/10/2022 00:02

Không chủ trương, không giấy phép xây dựng… thế nhưng hàng loạt các công trình du lịch “không phép” ngang nhiên tồn tại. Ngược lại, những dự án được cấp chủ trương thì dậm chân tại chỗ, giữ đất...

>>Phú Yên: Hàng loạt dự án bất động sản chưa đủ điều kiện giao dịch

Dự án không phép… ngang nhiên tồn tại

Đáng chú ý, những khu vực xây dựng loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đang được một số tổ chức, cá nhân xây dựng và hoạt động chủ yếu trên đất nông nghiệp, đất rừng… theo tính tự phát mà không hề có quy hoạch hay dự án cụ thể nào. Thế nhưng, chính quyền thì lại đứng ngoài cuộc đang là vấn đề rất đáng chú ý.

các điểm du lịch sinh thái tự phát tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Sông Cầu, Đông Hòa đều thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên

Các điểm du lịch sinh thái tự phát, xây dựng không phép tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Sông Cầu, Đông Hòa đều thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên.

Theo phản ánh của người dân và ghi nhận thực tế của phóng viên, cho thấy: các điểm du lịch sinh thái tự phát tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Sông Cầu, Đông Hòa đều thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên.

Đáng nói, các điểm du lịch tự phát này chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; sử dụng đất sai mục đích; xây dựng các hạng mục công trình trái phép, vi phạm trật tự xây dựng; có thu tiền cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương, thế nhưng không hiểu lý do gì mà các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên vẫn đứng ngoài cuộc.

Liên quan tới bất cập nêu trên, trao đổi với báo chí, đại diện Sở VHTT-DL tỉnh Phú Yên cho biết: Sau khi dư luận phản ánh, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên chủ trì cũng như các cuộc kiểm tra của chính quyền địa phương cho thấy có 14/15 điểm du lịch sinh thái tự phát ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Phú Hòa và hai thị xã Sông Cầu, Đông Hòa có xuất vi phạm.

Các vi phạm của các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch tự phát chủ yếu được đầu tư xây dựng trên diện tích đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm khác, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất… không phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Cũng theo đại diện lãnh đạo Sở VHTT - DL tỉnh Phú Yên, hiện đơn vị đang tổng hợp báo cáo của các huyện, thị xã về tình hình xử lý các vi phạm của những điểm du lịch sinh thái tự phát trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh Phú Yên cho ý kiến chỉ đạo.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái - quyền giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Phú Yên: "Các điểm du lịch tự phát này chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; sử dụng đất sai mục đích; xây dựng các hạng mục công trình trái phép, vi phạm trật tự xây dựng; có thu tiền cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương. Một số cơ sở chưa được chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý; một số trường hợp đã được địa phương kiểm tra nhưng chưa xử lý dứt điểm" - bà Thái cho hay.

Ngoại trừ điểm du lịch khu sinh thái thác Jrai Tang - Tâm Phú ở buôn Ly (xã Ea Trol, huyện Sông Hinh) đã được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh vào cuối tháng 8/2022, còn lại toàn bộ các cơ sở du lịch tự phát đều chưa thực hiện thủ tục để được công nhận là điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch năm 2017.

Về phía chính quyền, ông Nguyễn Văn Hoàng - Phó chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho hay: Hiện huyện Tuy An đã ký quyết định dừng hoạt động đối với ba điểm du lịch tự phát trên địa bàn do có vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Đó là Sky Panorama, Đồi Tím và Đá Đĩa Farmstay.

"Chúng tôi đang tiếp tục rà soát các điểm du lịch tự phát khác, nếu phát hiện có vi phạm thì cũng buộc dừng hoạt động để xử lý" - ông Hoàng cho biết.

 >>Phú Yên: Phát triển dịch vụ du lịch hài hoà với công nghiệp, nông nghiệp

… nhưng dự án được cấp chủ trương thì dậm chân tại chỗ…

Đáng chú ý, trước đó, phát biểu tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Phú Yên, ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Phú Yên đã có chương trình hành động về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch vào ngày 8/11/2021 để triển khai thực hiện, trong đó đã đề ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thời gian qua, các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn Phú Yên rất nhiều, quy mô đăng ký đầu tư rất lớn nhưng số lượng triển khai trên thực tế rất ít.

"Trong đó có nguyên nhân chủ quan thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong việc chậm giải quyết hồ sơ thủ tục, vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thì cũng có nguyên nhân chủ quan do các nhà đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, muốn giữ đất, chậm triển khai thực hiện" - ông Thế nêu.

ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Phú Yên đã có chương trình hành động về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch vào ngày 8/11/2021 để triển khai thực hiện, trong đó đã đề ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, thời gian qua, các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn Phú Yên rất nhiều, quy mô đăng ký đầu tư rất lớn nhưng số lượng triển khai trên thực tế rất ít.

Ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Thời gian qua, các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn Phú Yên rất nhiều, quy mô đăng ký đầu tư rất lớn nhưng số lượng triển khai trên thực tế rất ít. (Hình ảnh Tổ hợp nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay và Tổ hợp nghỉ dưỡng Crystal Holidays Marina Phú Yên thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, vẫn dậm chân tại chỗ).

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại tất cả các dự án lớn đầu tư trên địa bàn, trong đó phân định rõ nhóm các dự án khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh để tập trung giải quyết sớm. Còn nhóm dự án chậm triển khai thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư nhưng không có lý do chính đáng thì kiên quyết xử lý, thu hồi.

Như vậy, nhìn từ vụ việc nêu trên cho thấy, việc sử dụng đất sai mục đích, đầu tư xây dựng không đúng trình tự thủ tục theo quy định đối với các dự án du lịch sinh thái tự phát trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường du lịch và việc thu hút đầu tư của tỉnh về lâu dài. Song, bên cạnh đó thì những các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch, được cấp chủ trương đầu tư trên địa bàn Phú Yên rất nhiều, quy mô đăng ký đầu tư rất lớn nhưng số lượng triển khai trên thực tế lại rất ít, thậm chí xuất hiện những hiện tượng gom đất, giữ đất nhưng không triển khai, gây bức xúc dư luận là câu chuyện đáng bàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Phú Yên: Tập trung 4 giải pháp để giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022

    00:13, 09/10/2022

  • Tập đoàn Everland đồng hành cùng Lễ hội Tôm hùm, kích cầu du lịch Phú Yên

    10:00, 01/08/2022

  • Sẽ xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam “100 món ăn từ Tôm hùm” tại Phú Yên

    10:03, 29/07/2022

  • Phú Yên: Cần nhìn lại những thành quả sau mỗi nhiệm kỳ để tạo đà, bứt phá!

    12:59, 07/07/2022

  • Bất thường đấu giá đất tại Phú Yên: Tiếp tục bắt 2 lãnh đạo sở

    08:20, 14/05/2022

  • Đề nghị truy tố nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên

    11:30, 13/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phú Yên: Vì sao nhiều công trình du lịch sinh thái “không phép” ngang nhiên tồn tại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO