Quan hệ Việt - Nhật sang chương mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/12/2023 12:00

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vừa nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.

Theo đó, một chương mới sẽ mở ra trên cơ sở làm sâu sắc hơn những thành tựu tốt đẹp mà Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được trong quan hệ hợp tác.

p/Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đồng chủ trì họp báo quốc tế, thông báo về kết quả hội đàm - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đồng chủ trì họp báo quốc tế, thông báo về kết quả hội đàm - Ảnh: TTXVN

>> Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Mối quan hệ lịch sử

Trong chiến lược ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, toàn cầu hóa của Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác đặc biệt. Hai bên đã có khoảng thời gian hơn 5 thế kỷ tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều thăng trầm. Trong nửa thế kỷ gần đây, quan hệ Việt - Nhật là điển hình của tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau và cùng nhau phát triển.

Về hợp tác đầu tư, dòng vốn FDI của Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 7/2023, Nhật Bản có 5.143 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 70,96 tỷ USD (chiếm 15,7%), đứng thứ 3/143 quốc gia/vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc và Singapore).

Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch thương mại song phương đạt 36,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 19,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Nhật Bản 17,7 tỷ USD.

Nhật Bản còn là nhà tài trợ, xây dựng, tái thiết, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần với rất nhiều dự án tài trợ bằng vốn ODA; chuyển giao phương pháp quản trị, hoạch định đô thị, cơ sở hạ tầng, kinh tế; hệ giá trị Nhật Bản có nguồn gốc Á Đông, giàu tính tương thích với nền kinh tế - xã hội Việt Nam...

>> Ấn tượng nhiều sản phẩm xanh tại gian hàng Việt Nam – Nhật Bản

Nâng tầm cao mới

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi thống nhất cùng ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển thực chất, toàn diện, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, đáp ứng lợi ích của hai bên, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới”.

Hai bên cũng thống nhất những phương hướng lớn, chủ đạo của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới. Theo đó, về chính trị, quốc phòng - an ninh, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao hằng năm với nhiều hình thức linh hoạt; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại hợp tác đã có và thiết lập cơ chế hợp tác mới; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất, hiệu quả trên cơ sở văn kiện chung đã ký kết giữa hai nước.

Về hợp tác kinh tế và lĩnh vực mới, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế; thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh kinh tế; mở rộng hợp tác các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Tuy vậy, để đạt được các mục tiêu trên vẫn phải dựa vào nền tảng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư - không ngừng mở rộng lưu lượng vốn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm trong kim ngạch thương mại, hướng vào kết quả kinh tế có chiều sâu phù hợp với xu thế chung hiện nay.

Thứ nhất, Nhật Bản sở hữu nền tảng công nghệ hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, công nghệ sinh học,… Đây là “chìa khóa” thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong thế kỷ 21. Việt Nam đã có lộ trình và cơ sở thực tiễn về công nghiệp 4.0, như trữ lượng lớn đất hiếm, cơ chế thông thoáng, đặc biệt là khát vọng hùng cường của những người đứng đầu đất nước.

Thứ hai, Việt Nam mong muốn đạt được mức độ phát triển tiệm cận tương đương với “hệ giá trị Nhật Bản” trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn, nâng cao năng lực hoạch định và quản trị quốc gia. Trên thực tế, hệ giá trị ấy đã được thúc đẩy và hiện diện ở Việt Nam.

Thứ ba, đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Nhật Bản còn nhiều mối quan tâm chung: duy trì hòa bình, ổn định; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); Tái cấu trúc động lực tăng trưởng kinh tế theo hướng “xanh hóa” để đạt được cam kết chung tại COP26.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng việc 2 nước nâng cấp mối quan hệ sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa 2 nước, góp phần đưa quan hệ Việt- Nhật lên tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Dấu ấn văn hóa Việt - Nhật

    Dấu ấn văn hóa Việt - Nhật

    11:08, 09/04/2023

  • Kiến tạo nền tảng kết nối doanh nghiệp Việt - Nhật

    Kiến tạo nền tảng kết nối doanh nghiệp Việt - Nhật

    12:33, 17/02/2023

  • Nâng tầm hợp tác Việt - Nhật

    Nâng tầm hợp tác Việt - Nhật

    12:00, 22/01/2023

  • Duyên nợ quan hệ Việt - Nhật

    Duyên nợ quan hệ Việt - Nhật

    09:44, 01/05/2022

  • Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 3): Nền kinh tế “sạch”

    Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 3): Nền kinh tế “sạch”

    05:28, 29/11/2021

  • Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 2): Kinh tế số

    Thúc đẩy giao thương Việt - Nhật (Kỳ 2): Kinh tế số

    07:47, 28/11/2021

  • Kinh tế là trụ cột trong hợp tác Việt - Nhật

    Kinh tế là trụ cột trong hợp tác Việt - Nhật

    06:48, 24/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quan hệ Việt - Nhật sang chương mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO