Quản lý nợ công: Nguy cơ không phải con số mà ở quan điểm

Nguyễn Việt 23/03/2018 08:54

Từ năm 2011 tới nay, nợ công liên tục tăng nhanh, với mức tăng trung bình 18,4%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm 2018: Ngân sách Nhà nước và nợ công sẽ đối mặt với thách thức nào?

    Năm 2018: Ngân sách Nhà nước và nợ công sẽ đối mặt với thách thức nào?

    10:43, 05/01/2018

  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nợ công đã bớt áp lực hơn nhiều

    10:39, 29/12/2017

  • 85,74% đại biểu “ấn nút” thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

    09:46, 23/11/2017

  • Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giải trình về hiệu quả đầu tư công, nợ công

    15:09, 16/11/2017

TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho biết, theo tính toán của Quỹ tiền tệ Quốc tế, nợ công Việt Nam cao hơn mức trung bình các nước thu nhập trung bình, Asean, Mỹ La tinh, châu Phi.

Ông Cường lo ngại khi Việt Nam vay nợ nhiều vào lúc cơ cấu dân số còn trẻ, còn có thể lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Điều này đang ngược với thế giới, các nước chỉ vay nợ nhiều khi cơ cấu dân số già, còn chúng ta đang trẻ đã ăn chơi, khi dân số già sẽ không còn dư địa để vay thêm.

Vì vậy, ông Cường kiến nghị, Luật Quản lý nợ công cần có thêm các điều khoản đề phòng rui ro từ nợ công tiềm ẩn. Luật cũng cần đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước.

Còn theo chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh, nợ công tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân. Để có tiền trả nợ, nhà nước phải tăng thuế để tăng nguồn thu; cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội, như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế, khiến người dân phải trả phí cao hơn… Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng chia sẻ, nguy cơ lớn nhất không nằm ở con số mà ở quan điểm sai về nợ công. Hiện nay nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ đọng xây dựng cơ bản. Cách tính này không cho phép đánh giá đúng nguy cơ thực tế điều này chứa đựng nguy cơ ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro.

Theo ông Thiên, điều đáng lo lắng là tốc độ nợ tăng nhanh hơn rất nhiều so với GDP nhưng việc đi vay chủ yếu để trả nợ chứ không phải cho sản xuất. Chưa kể, trong cơ cấu, nợ ngắn hạn rất nhiều, khi nền kinh tế suy yếu thì khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng.

Gần cuối năm 2017, dù rằng Bộ Tài chính có thông báo mới về nợ công với con số đưa ra khoảng 3,1 triệu tỷ đồng (tăng 300 nghìn tỷ so với năm trước) nhưng chỉ chỉ chiếm tỷ lệ 62,6% trên GDP, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2016 và thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, phần nợ được Chính phủ đi vay nhằm chi tiêu trong nhiều năm nay luôn nằm trong “báo động đỏ”, không năm nào nguồn thu ngân sách đủ cho Nhà nước chi dụng. Bởi vậy, mối lo về nợ công tiếp tục “vắt” sang năm 2018 với nhiều băn khoăn, nhất là khi dự báo World Bank vẫn còn đó, nợ công Việt Nam sẽ vượt mức an toàn năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quản lý nợ công: Nguy cơ không phải con số mà ở quan điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO